Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năng lượng của vật 1 trong trường hợp a sẽ lớn hơn vì vật 1 khi ở trường hợp a cao hơn
Lực do vật 1 khi tác dụng với vật 2 ở trường hợp a sẽ lớn hơn
Mối quan hệ là năng lượng của vật sẽ đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của nó
a.Cơ thể đơn bào: Vi khuẩn, Trùng giày
Cơ thể đa bào:Cây dâu tây, Chim bồ câu, Nấm, Con mực
b. 3 ví dụ về cơ thể đơn bào: vi khuẩn E.coli, trùng đế giày, trùng roi,...
3 ví dụ về cơ thể đa bào: con chó, con mèo, hoa cúc, ...
Liên hệ giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật: Năng lượng của vật là đặc trưng cho khả năng tác dụng lực lên vật khác của vật
Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 khác lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm ở điểm:
- Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 là lực tiếp xúc. Lò xo phải tiếp xúc với xe A mới làm cho xe A chuyển động được.
- Lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là lực không tiếp xúc. Xe B không cần tiếp xúc với xe A mà vẫn làm cho xe A chuyển động được.
- Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
+ Để tạo nên gió nhẹ và gió mạnh là sự khác nhau về mức năng lượng: gió mạnh có nhiều năng lượng hơn gió nhẹ.
+ Gió nhẹ làm quay chong chóng tức là gió đã tác dụng lực vào chong chóng và làm nó quay.
+ Gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió tức là gió đã tác dụng lực vào cánh quạt của tua – bin gió và làm nó quay.
+ Lốc xoáy phá hủy công trình, tức là lốc xoáy đã tác dụng vào các công trình một lực và làm cho nó bị đổ vỡ.
+ Mà cánh quạt tua - bin nặng hơn cánh chong chóng nhiều, các công trình lại rất kiên cố và nặng hơn cánh quạt tua bin rất nhiều.
+ Cho nên, lực tác dụng của gió mạnh cũng lớn hơn lực tác dụng của gió nhẹ và lực của lốc xoáy lớn hơn rất nhiều lực tác dụng của gió mạnh.
Vậy nên ta có thể thấy, khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
- Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
+ Ta đã biết rằng gió nhẹ, gió mạnh và lốc xoáy có thể hình thành là nhờ năng lượng, và khi hết năng lượng thì các hiện tượng đó cũng sẽ biến mất. Vậy nên còn có gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy là còn có năng lượng.
+ Ta cũng biết rằng, gió nhẹ (hay là gió thoảng qua) làm cho chong chóng quay trong vài giây là dừng. Gió mạnh thì có thể làm cho chong chóng quay tít và kéo dài trong vài phút. Lốc xoáy, có năng lượng rất lớn và nó thường kéo dài trong hàng phút hay hàng giờ.
Vậy nên khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
a/ - Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn thì phải thổi hơi mạnh hơn.
- Muốn cho xe chuyển động xa hơn thì phải thổi một hơi với thời gian dài hơn.
- Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải thổi hơi mạnh trong một thời gian dài.
b/ Như vậy, ta thấy mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với nhau:
- Năng lượng truyền cho vật càng mạnh thì độ lớn lực tác dụng lên vật càng lớn.
- Năng lượng truyền cho vật trong một thời gian dài thì thời gian lực tác dụng lên vật cũng dài.