K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2017
Gia đình: Nguyễn Du (1766 – 1820) sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nổi tiếng về đường khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to ở vùng Hồng Lĩnh (quê Nguyễn Du) dân gian thường truyền tụng câu ca dao: Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước họ này hết quan Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 – 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý. Gia đình Nguyễn Du có bề dày về lịch sử truyển thống văn học nghệ thuật đó là một ảnh hưởng không nhỏ đến những âm điệu trong sáng tác của ông. Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản nổi tiếng phong lưu một thời, rất mê hát xứng, chính những điều đó đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng văn học của ông, và có thể do đó mà hình ảnh người ca nhi, kĩ nữ luôn được phát họa đậm nét trong các tác phẩm của ông. Không những thế những người cháu của Nguyễn Du cũng đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của ông. Từ những điều trên cho thấy các sáng tác của Nguyễn Du đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình và truyền thống văn chương. Những tác phẩm ấy thể hiện sự phản ánh của mình về thời cuộc và những hiện thực cuộc sống. Qua đó ta cảm một tấm lòng thiết tha yêu đời, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

Chính những yếu tố gia đình và quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách con người và quá trình sáng tác của Nguyễn Du.

27 tháng 8 2017

Thời đại:

Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất của chế độ phong kiến, là thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, đó là “những cuộc bể dâu”, những “phen thay đổi sơn hà” dữ dội: Thứ nhất, sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX suy tàn, rối ren và thối nát. Năm 1782, Đặng Thị Huệ cùng Hoàng Đình Bảo mưu giành ngôi thế tử cho Trịnh Tông lên ngôi chúa (tức Đoan Nam Vương Trịnh Khải) nên được đưa lên giữ chức Lại bộ Thượng thư rồi lại dược thăng Tham tụng. Nhưng đám Kiêu binh không phục, nổi lên chống lại, kéo đến phá nhà Khản ở phường Bích Câu khiến cho người anh của Nguyễn Du phải bỏ trốn lên Sơn Tây rồi về lánh ở Hà Tĩnh. Sau đến năm 1786, khi ra cứu viện cho Trịnh Khải, Nguyễn Khản đã qua đời ở Thăng Long. Gặp hoàn cảnh như vậy, Nguyễn Du cũng bị lao đao nhưng may còn có người cha nuôi họ Hà, làm quan võ ở Thái Nguyên, nên sau khi đậu Tam trường (sinh đồ, 1784) ông được kế chân làm chức ấy. Thời cuộc vẫn cứ biến chuyển. Năm 1787, theo lệnh của Nguyễn Huệ, Vũ Văn Nhậm kéo quân ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh và giết đi. Vua Chiêu Thống khi thấy quân của Chỉnh đã bị thua bèn bỏ kinh thành chạy trốn rồi cầu cứu với triều đình nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị được lệnh đem quân sang đóng ở Thăng Long. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo đại binh ra đánh, phá tan 29 vạn quân Thanh. Vua Chiêu Thống phải chạy theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc. Nguyễn Du, từ năm 1787, đã muốn theo xa giá nhưng không kịp, bèn trở về quê vợ ở làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình) sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Thật là: Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu ? (Chiêu hồn) Bấy giờ Nguyễn Du mới 22 tuổi. Cuộc đời mười năm gió bụi (thập tải phong trần) bắt dầu từ năm 1786. Trong thời kì này ta thấy chí hướng của anh em Nguyễn Du mỗi người một khác. Nguyễn Du lúc dầu cũng nuôi chí khôi phục nhà Lê nhưng chí ấy không thành. Trong bài thơ Lưu biệt Nguyễn đại lang ông có bày tỏ tấm lòng của mình trong 2 câu: Loạn thế nam nhi tu đối kiếm Tha hương bằng hữu trọng phân khâm (Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn Ở đất khách cùng bạn chia tay càng bùi ngùi). Nguyễn Du thường làm thơ để than thở cảnh ngộ của mình chưa làm nên danh vọng gì mà người đã suy yếu (sinh vị thành danh thân dĩ suy) sinh kế lại cùng quẫn nghề văn nghề võ cũng không thành (thư kiếm vô thành sinh kế xúc) cứ hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển (lữ thực giang tân hựu hải tân) mùa xuân mà cũng ốm liên miên nghèo không có thuốc uống (tam xuân tích bệnh bần vô dược) mùa động mới rét mà đã thấy khổ vì không có áo (tảo hàn dĩ giác vô y khổ) thân thế trăm năm đành phó mặc cuộc đời cho gió bụi (bách niên thân thế ủy phong trần) không còn hào hứng với giấc mộng gác vàng đã từ lâu (cao hứng cửu vô hoàng các mộng) nên chán ngán cuộc đời trăm năm chết xác với văn chương (bách niên cùng tử văn chương lý) đã ước gì có thể gọt tóc vào rừng ở nằm nghe thông reo lưng chừng mây (hà năng lạc phát quy lâm khứ, ngọa thính tùng phong hưởng bán vân). Cảnh cùng khổ như vậy cũng làm cho ông phải suy nghĩ lại về thái độ của mình với nhà Lê vì xưa nay chưa từng thấy một triều đại nào đứng vững nghìn năm (cổ kim vị kiến thiên niên quốc). Thứ hai, trong giai đoạn này, nhiều phong trào nông dân diễn ra rất sôi nổi và rầm rộ. Những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, quét sạch 20 vạn quân Thanh xâm lược năm 1771. Hịch Tây Sơn đã viết: Tưới mưa dầm khi nắng hạn Kéo cùng dân ra khỏi chốn lầm than. Cuộc khởi nghĩa này đã đập tan chính quyền phong kiến Lê – Trịnh (Đàng Ngoài), nhà Nguyễn (Đàng Trong); đánh đuổi hai đội quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc; xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trên hai thế kỉ; thống nhất đất nước, người dân được ấm no hạnh phúc; xây dựng được những chính sách về kinh tế, văn hóa tiến bộ. Ở triều đại Quang Trung, chữ Nôm được đề cao được nâng lên thành vị trí chữ viết chính thức của dân tộc. Đạo Nho nẫn được tôn sùng nhưng các tôn giáo khác cũng không hề bị kì thị. Phong trào nông dân và đặc biệt là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ cũng ảnh hưởng nhiều đến những suy nghĩ, sáng tác của Nguyễn Du. Thứ ba, đó là sự thành lập của nhà Nguyễn. Triều Nguyễn sau khi đánh bại Tây Sơn đã xiết chặt hơn các kỉ cương phong kiến vừa bị phá vỡ. Rồi chính sách đàn áp trà thù đẫm máu xảy ra như Gia Long nói. Họ Nguyễn định ra nhiều điều lệ thể chế nhằ đề cao chủ nghĩa tôn quân và thâu tóm quyền hành vào tay dòng họ, triều đình. Vua trực tiếp nắm Cơ mật viện, không cử Tể tướng, không lấy Trạng Nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài hoàng tộc, bãi bỏ chức Tổng trấn địa phương có quyền hạn rộng lớn. Đề cao uy thế tuyệt đối của vua, triều đình còn quy định cả sắc áo, loại vải, chiều cao của nóc nhà của dân. Triều Nguyễn ra sức khôi phục và đề cao Tống Nho. Chính vì thế, nông dân chịu cảnh lầm than, khổ cực. Những điều ấy ảnh hưởng lớn trong đề tài sáng tác của Nguyễn Du. Thứ tư, nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền, cũng như tư tưởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân. Trong giai đoạn này việc lưu thông hàng hóa được tăng cường và tiền tệ bắt đầu có vai trò quan trọng trong đời sống. Tầng lớp thị dân xuất hiện cùng với sự phát triển của đô thị phong kiến thời kì này là mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng là một trong những nhân tố trực tiếp tác động đến xu hướng chống phong kiến đòi quyền sống, quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản ngã khẳng định cá tính của con người xã hội lâu nay bị đè nén, bức bối nặng nề về đời sống vật chất lẫn tinh thần bởi sự khắt khe của lễ giáo phong kiến. Đồng tiền có sức mạnh to lớn nó lật ngược công lí, nó là quyền lực nó mua được Tiên. Sức mạnh của nó là vạn năng. Đồng tiền biến con người thành hàng hóa, xui con người hành động trái đạo lí và có thể bẻ cong luật pháp. Nhưng đồng tiền còn có thể giúp con người làm được nhiều việc có ích. Chính vì điều này đã làm thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội của Nguyễn Du. Tư tưởng chống đối lễ giáo phong kiến xuất hiện trong những tác phẩm của ông, sự khẳng định quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền khẳng định cái tôi cá nhân và những ý nghĩa sâu sắc được ông đề cao và đưa vào những trang văn của ông. Đồng thời đây cũng là thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh một cách rực rỡ. Trong thời đại này luồng tư tưởng nhân đạo nảy sinh, vấn đề chính là vận mệnh nhân dân, số phận con người, số phận cá nhân được đề cao, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến hà khắt. Tình yêu thương ccon người được đề cao nhất là người phụ nữ. Xã hội phong kiến thối nát được tác giả vạch trần, hướng đến những điều tốt đẹp, hoàn thiện nhất.

Như vậy, bối cảnh xã hội với nhiều biến động dữ dội rồi nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trên chính là cơ sở sâu xa làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh về xã hội và con ng­uời trong đó có trào l­ưu nhân đạo chủ nghĩa với tư­ t­ưởng chống đối các thế lực phong kiến chà đạp con ng­ười với sự đề cao con ng­ười, đề cao cuộc sống trần tục và đòi giải phóng tình cảm con ng­ười.

5 tháng 5 2017

- Thời đại, gia đình:

    + Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

     + Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học

    + Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng

    + Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn

- Cuộc đời:

    + Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh

    + Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

    + Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2

→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm

25 tháng 7 2023

tao ko bt

19 tháng 8 2019

- Tiểu sử:

    + Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học

    + Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

    + Giai đoạn Nguyễn Du sinh sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.

- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế

- Học vấn: Nguyễn Du là người sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm

24 tháng 9 2018

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

13 tháng 10 2019

a) Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:

Nguyễn Du

Thời đại

Nguyễn Du sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động dữ dội:

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ,xã hội loạn lạc, tăm tối.

+ Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi,đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

=> Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Gia đình

Xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh và có truyền thống về văn học:

+ Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng ở ngôi Tể tướng mười lăm năm.

+ Mẹ ông là Trần Thị Tần, vợ thứ, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

+ Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng)trong phủ chúa Trịnh.

Ông sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi).

Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Cuộc đời

- Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cuộc đời Nguyễn Du phải trải qua những năm tháng gian truân, trôi dạt, vất vả, long đong ( Trải qua “mười năm gió bụi” Nguyễn Du langthang hết ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha trong nghèo túng, hết sức khổ cực và tủi nhục).

- Nguyễn Du có ra làm quan cho triều Nguyễn Gia Long, ông giữ nhiều chức vụ khác nhau: Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ bộ…Nhưng đó là những nămtháng làm quan bất đắc chí.

- Ông mất tại Huế năm 1820, thọ năm mươi lăm tuổi.


b) Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.

Bài làm:

Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Những giá trị giá trị nổi bật của tác phẩm:

a. Về nội dung:

* Giá trị hiện thực:

- Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.

- Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

* Giá trị nhân đạo: Giá trị chính của “Truyện Kiều” là giá trị nhân đạo. Giá trị này được thể hiện ở hai phương diện sau:

- “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người:

  • Thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tìnhyêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim – Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc.
  • Thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy. Từ Hải là khát vọng của công lí, là biểu tượng cho tự do dân chủ.
  • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó!

- “Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi – đầu mối của mọi xấu xa trong xã hội ( Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh,Sở Khanh, Tú Bà…), có khi lại là sự tàn phá, hủy diệt hung hiểm của đồng tiền trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, trong tay bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

b. Về nghệ thuật:

- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.

- Với “Truyện Kiều”,ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnhcao rực rỡ.

- Với “Truyện Kiều”,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệthuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người

23 tháng 2 2017

Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết

- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…

- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc

- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…

- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên

23 tháng 9 2018
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Truyện Kiều được viết dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.

Qua hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Cùng khám phá những điều thú vị của tác phẩm văn học sắp được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim này.

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 1. Truyện Kiều - Tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ:

Có tới 13 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…

Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất:

Đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972)… Những tác phẩm "phái sinh" của Truyện Kiều đều đã được in trong Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược:

Điều thú vị của Truyện Kiều là người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua" ngược chiều. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện theo cách "tập Kiều" với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều:

Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 2. Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất được chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới.

Theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam lý giải, Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…

Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, và cả trên văn đàn thế giới.

Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.

30 tháng 9 2019

a,

  • Gia đình
  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Thời đại:
    • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực
    • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
    • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
    • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.
  • Cuộc đời:
    • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
    • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
    • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • Sự nghiệp văn học:
  • Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
  • Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.