K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A : Hế lô,goắt ì do nêm ?
B : What ?
A : Goắt là cái gì ? diu min do nêm ì goắt
B : What are you saying ?
A : Do nêm ì goắt a diu xây inh
B : Wtf

Bài làm

   Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
   Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
   Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
   Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm “thật thà phải con?”
   Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
   Ước mong con mãi không quên
“thật lòng vững trí đừng phiền nghe con”
   Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
   Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang
   Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 11 2018
Từng câu từng chữ ê a Bao lời dạy dỗ thiết tha nồng nàn Mõi mòn khuya sớm gian nan Nhiều đêm tắt tiếng ho khan quặn lòng
24 tháng 11 2016

MÔI TRƯỜNG
Môi trường không phải đâu xa
Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay thôn xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi tuyến đường
Và trên tất cả bốn phương quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Xa xưa dân đã có câu
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường cũng phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm đi thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi xin nhớ kỹ cho
Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.


KHÔNG ĐỀ
Tôi đi xuyên việt truyền thông
Môi trường xanh, sạch mà lòng rất vui
Vợ tôi thấy vậy mỉm cười
Liệu ông theo kịp được người ta không?
Xe đạp tôi đã sửa xong
Chờ ngày xuất phát mà lòng xốn xang
Quần áo, giày dép gọn gàng
Thuốc men, tiền bạc tôi mang đủ dùng.
Con cháu thì động viên ông
Đạp xe cho khỏe, thành công ông về.
Đường đi đèo dốc suối khe
Mưa mưa, nắng nóng luôn đe dọa mình
Nếu ngồi mà nghĩ cũng kinh
Đi rồi mới biết sức mình là đâu.
Ngày đầu người mỏi mệt đau
Thân thể ê ẩm cái đầu nghĩ suy
Đường đi ơi hỡi đường đi
Gian nan phía trước liệu thì vượt qua?
Hà Nội đến Huế đâu xa
Sáu trăm cây số sức ta đạp bằng
Càng đi khí thế càng hăng
Ăn ngon, ngủ khỏe sức tăng hơn nhiều.
Đi Đà Nẵng qua hai đèo
Phú già, Phướng tượng ngoằn nghèo quanh co.
Qua đèo lại tới Lăng Cô
Hải Vân dài dốc đèo chờ đợi ta
Thành phố Đà Nặng không xa
Hội An – Quảng Ngãi vượt qua Tam Kỳ.
Môi trường những chỗ tôi đi
Cái xanh, cái đẹp nhiều khi phải bàn
Rác rưởi nhiều chỗ hiên ngang
Chất lên thành đống quanh làng quanh thôn.
Sao không xử lý không chôn
Vứt rác sao cứ lối mòn năm xưa?
Sa Huỳnh tôi tới buổi trưa
Dọc đường nắng nóng không mưa tý nào.
Ngũ Hoành Sơn – Biển Sa Huỳnh thật đẹp sao
Tháp Chàm, Cổ Trà bản biết bao nhiêu tình.
Nghĩ về phố Hội đẹp xinh
Di sản phố cổ nguyên hình ngàn xưa
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Tuy Hòa phố trẻ mộng mơ vươn mình
Nha Trang biển hẹn lung linh
In bóng biển bạc chữ tình nên duyên
Cam Ranh, Phan Rí đến liền
Đồng Nai, Long Khánh nhỡn tiền tới nơi
Thành phố Hồ Chí Minh đây thật rồi
Lung linh hòn ngọc sáng trời viễn đông
Tới thăm thăm phủ đầu Rồng
Đây Dinh Thống Nhất chiến công huy hoàng
Chính đây sử mới tiếp trang
Chính đây dân chúng hát vang hòa bình
Nơi đây kết thúc hành trình
Nhưng tôi vẫn khỏe, vẫn xinh, vẫn dòn
Vẫn xanh màu áo cỏ non
Vẫn chiếc xe đạp bon bon đường dài
Hành trình có một không hai
Ngồi vui ngẫu hứng viết vài câu thơ
Tới đích mà vẫn như mơ
Thành công thắng lợi dành cho toàn đoàn
Hôm nay ca khúc khải hoàn
Mọi người vui vẻ, hân hoan xum vầy
Chúng ta tay nắm chặt tay
Môi trường xanh sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi hãy nhớ kỹ cho
Môi trường xanh sạch còn chờ đợi ai

13 tháng 11 2021

                       Ngôi trường em học từ lâu

             Muôn vàn điều tốt dựng xây tấm lòng.

                       Mỗi ngày đều học điều hay

               Sau này đi vẫn nhớ thay mái trường.

 Đây nhé, mik viết cũng ko hay lắm nên chép thì chép chứ tham khảo vẫn hơn nhé

              

14 tháng 1 2022

Tên đề là gì

22 tháng 11 2016

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

 

22 tháng 11 2016

Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ. Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

13 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Thành công nhờ có thầy cô

Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa

Dù ai từng trải nắng mưa

Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người

 

Con ông Tướng hay ông Trời

Tất cả đều phải vâng lời thầy cô

Nếu không muốn mình ngây ngô

Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...

 

Muốn hay phải học dần dần

Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say

Nền tảng là chữ cô thầy

Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời

7 tháng 12 2021

Giỏi 🏆👍🥇☝🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆🏆👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍👍🤩🤩🤩🤩🤩

22 tháng 11 2016

thì ở trang đấy cho thui, t vẫn còn giữ sách lớp 7 mà nhớ kĩ đây này =.=

9 tháng 12 2016

Lớp em A1 truyền kỳ.

Không lỳ không phải A1 lớp em.

 

9 tháng 12 2016

Lớp em là lớp tám

Học tập, văn nghệ chẳng chê điều

Nắm tay tiếp bước cùng đi

Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường

Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.

CHúc bạn hc tốt!

19 tháng 12 2016

Gái xưa ngoan ngoãn hiền lành

Gái nay thì lại tung hoành khắp nơi

Gái xưa không biết ăn chơi

Gái này thì thích đến nơi vũ trường