Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A.Mở bài.
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm
và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng
tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ
ca cách mạng nói chung.
B.Thân bài.
Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn của những người tùcách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiênđất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim
những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là
nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng
đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào
của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng….
+Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người
bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến
“khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ
được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
- Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do.
Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài
lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn
vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng
còn dang dở.
- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời.
Vượt qua mọikhó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao
tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm
về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa
chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con
đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu“Tiếng chim tu hú
ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.
C.Kết bài
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm
hồn của họ luôn là hìnhảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương
thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã
từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ.
Tham khảo nha em:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, phải đối mặt với bao hiểm nguy và gian khổ, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng lòng mình với cảnh sắc thiên nhiên. Đó cũng chính là tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước, là khát vọng tự do bừng cháy trong tâm hồn người yêu nước. Hai bài thơ Ngắm trăng và Khi con tu hú, dù được sáng tác cách xa về thời gian và khác nhau về không gian nhưng lại có nét đồng điệu trong tâm của hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Đây là hai bài thơ đặc sắc về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng noi riêng và tho ca cách mạng nước ta nói chung.
Nét chung ở hai bài thơ đều thể hiện được tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người thi si. Ở bài thơ Ngắm trăng, trong không gian gian tù túng, chật hẹp, Bác Hồ đã hướng lòng mình lên bầu trời cao rộng để hòa mình và say đắm cùng ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Nếu là người không yêu thiên nhiên, có lẽ Người đã “hững hờ” trước ánh trăng đêm nay. Ở hoàn cảnh hiện tại, thi nhân chẳng có hoa đẹp hay rượu thơm bầu bạn để cùng ngắm trăng. Trăng là biểu tượng của cái đẹp, của tâm hồn lãng mạn bay bổng ngoài thiên nhiên. Ánh trăng đã giúp Người quên đi thực tại phũ phàng, quên đi chốn lao tù giam hãm bước chân người chiến sĩ. Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’. Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được. Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
Nếu ánh trăng trong đêm bầu bạn cùa Bác thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú đã đánh thức tâm hồn và đưa nhà thơ về với miền liên tưởng, nơi có bức tranh thiên nhiên đồng quê mùa hạ vô cùng khoáng đạt, nên thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trásawscaay ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Bức tranh ấy có đủ âm sắc, là âm thanh ríu rít, ngân vang của tiếng chim, tiếng ve ngân và tiếng sáo diều tự do bay liệng giữa không trung. Đó là những sắc màu rực rỡ, báo hiệu một mùa màng bội thu với người nông dân với sắc vàng lúa chín, sắc đỏ của cây trái và sắc vàng rực rỡ của trái ngô sai trĩu trong nắng hồng đang lên. Bức tranh ấy còn là bầu trời tự do, cao rộng. Bức tranh sống động, vui tươi chốn thôn quê dân dã như gọi mời, thôi thúc tâm hồn nhà thơ.
Thi nhân vẽ tranh nhưng để tỏ lòng, để nói ra những tâm sự chất chứa trong tâm hồn. Đó chính là khát vọng tự do, được là ánh trăng sáng trên bầu trời hay cánh diều chao nghiêng giữa không trung rộng lớn. Sống trong giam hãm, tù đầy nhưng tâm hồn của họ luôn hướng ngoại, hướng đến với tự do, với sự nghiệp cách mạng còn đang dang dở. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tâm tư ấy kín đáo hơn trong đêm khuya tĩnh lặng. Còn với bài thơ Khi con tu hú, đã thể hiện rõ hơn tâm trạng và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ, bởi tiếng tu hú kêu vang tha thieeuts như thúc giục người chiến sĩ:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Đó là tâm trạng ngột ngạt, uất ức khi sống trong cảnh giam cầm. Bởi ngoài kia, nhân dân ta còn đang sống trong cảnh lầm than, khổ cực, làm sao tâm hồn ấy có thể lặng yên, cam chịu .
Qua hai bài thơ, ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan, yêu đời ở người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, phải chịu sự tra tấn dã man của giặc. Họ vẫn luôn hướng về cái đẹp với tình yêu thiên nhiên tha thiết và kiên định theo lí tưởng cộng sản. Phải chăng, hoàn cảnh sống khó khăn càng hun đúc thêm ý chí cách mạng của người chiến sĩ, càng khiến họ thêm căm thù cuộc sống áp bức, nô lệ dưới sự đô hộ của chế độ thực dân. Như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, họ là thi sĩ hướng tâm hôn mình với cái đẹp nhưng họ cũng là những chiến sĩ, luôn kiên trung với lí tưởng cộng sản dù đang sống trong những ngày mất tự do.
Ngắm trăng và Khi con tu hú là những bài thơ đã khắc họa được hình ảnh về những người tù cách mạng có tâm hồn cao đẹp, yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó còn là những người con của dân tộc mang một ý chí và lí tưởng cao đẹp, luôn sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp cách mạng,là hình ảnh đáng ngợi ca cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên và ngưỡng mộ, tự hào.
Trong bài Khi con tu hú thì người chiến sĩ bị giam trong tù, nghe tiếng tu hú kêu anh cảm nhận được mùa hè đã về, mường tượng ra cảnh xóm làng rộn rã, màu sắc phong phú của thiên nhiên: lúa chiêm, trái cây, bắp ngô, những chú cò,..và chính lúc này trong nhà thơ trỗi dậy một nỗi niềm vô cùng to lớn: đó là được thoát ra ngoài, được dang rộng vòng tay đón lấy ánh bình minh tươi đẹp, được tiếp tục hoạt động cách mạng,...Mong ước tột cùng đó bùng cháy lên trong người chiến sĩ, khiến anh muốn đạp tan cánh cửa tù vững chắc của bọn quân thù. Tình yêu nước, ước nguyện được giải phóng dân tộc thật lớn lao và mạnh mẽ. Còn trong bài ngắm trăng, cảnh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thật thơ mộng. Ánh trăng trên trời cao hiện lên trong bóng tối, ẩn hiện sau bóng cây, như hòa quyện vào vạn vật thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp kì ảo, và người chiến sĩ đã ngắm nhìn say sưa, ánh mắt dõi theo vừa ngưỡng mộ vừa say đắm vừa chứa chất bao nỗi niềm. Dù say đắm trước cảnh thiên nhiên nhưng người chiến sĩ vẫn không quên nhiệm vụ của mình, không quên việc nước nhà đang còn trước mắt. Người chiến sĩ vừa yêu thiên nhiên, hòa lẫn tâm hồn mình với thiên nhiên đẹp đẽ, tĩnh lặng, vừa yêu quê hương, đất nước, tin tưởng vào ngày chiến thắng quân thù, giải phóng độc lập, tự do dân tộc.
Tham khảo:
Một khoảng đêm của dân tộc đã hằn âu lên tâm trạng Tố Hữu- con người với tình yêu quê hương đất nước bao nỗi niềm. Và cũng chính mạng lưới dày đặc của tâm trạng Tố Hữu, ông đã kết lên từ cái bức bối và ngột ngạt của lịch sử xã hội lúc bấy giờ là một bức tranh sinh động, có hồn nhưng cũng đầy ắp nỗi niềm, cảm xúc. Đó là bức tranh mùa hè, bức tranh tâm trạng trong " Khi con tu hú" và nổi bật trong bài thơ là hình tượng chiến sĩ cách mạng với tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát tự do.
" Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Những âm thanh thật là náo nức, rạo rực. Tiếng chim tu hú" gọi bầy" lảnh lót trên nền nhạc rộn rã của những tiếng ve ngân. Trên trời cao có" đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Cùng với những âm thanh sống động, rộn ràng, màu sắc là hương thơm. Hương thơm của đồng lúa chín, hương thơm ngọt ngào của những trái cây dần chín, hương thơm từ những bắp rây đã vàng hạt. Hình ảnh thơ mà tác giả đã sử dụng thật rực rỡ, tươi sáng, táo bạo, đạm chất nhạc giàu chất họa. Với những tính từ chỉ màu sắc rực rỡ tươi sáng : nắng đào, vàng , xanh ... tác giả đã dùng để nhấn mạnh một mùa hè tươi tắn nồng nàn, say mê, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào bung nở trong không gian tự do. Đó là một bức tranh đẹp về mùa hè. Nhưng khó có ai đoán được đó lại chính là một bức tranh trong tâm tưởng của người chiến sĩ, người tù cách mạng. Đó là một cuộc vượt ngục bằng ý chí. Phải chăng đấy chính là tình yêu quê hương, cuộc sống, yêu đời, sự gắn bó sâu sắc tuôn chảy mãnh liệt trong tâm hồn tinh tế nhạy cảm của nhà thơ Tố Hữu. Là khát vọng tự do cháy bỏng.
"...Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Khi nghe hè dậy bên lòng, khi nghe tiếng gọi của tự do thôi thúc để rồi người tù cách mạng, người chiến sĩ ấy bừng dậy tình yêu đời và khát vọng tự do đạp tan cánh cửa ngục tù. Khao khát đó biến thành hành động phá cũi, sổ lồng để được hòa mình cào cuộc sống tự do, cuộc sống đấu tranh của dân tộc, thoát ra khỏi cái không gian tù túng chật hẹp, bức bối đã giam cầm con người chiến sĩ đầy tình yêu, nghị lực, kiên cường lòng đấu tranh dành lấy tự do cho mình, cho dân tộc. Cái tôi cá nhân vận động khỏe khoắn hòa trong cái ta của cộng đồng để đấu tranh. Nhưng sao khi bài thơ khép lại vẫn lại là âm thanh ấy, âm thanh tiếng chim tu hú" cứ" kêu. Diễn tả âm thanh tự do kêu hoài kêu mãi không dứt, thôi thúc tiếng gọi tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết, kêu mãi không ngừng nghỉ. Thế giới của sự tù tội, giam cầm vốn luôn đối lập với thế giới của tự do, nhưng lại được tác giả đặt cạnh nhau, so sánh bởi cùng một thước đo tạo nên sự đối lập, tương phản gây tính chất gay gắt mãnh liệt.
Trong bài thơ không nói về nỗi khổ vật chất của người tù cho thấy người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên những nỗi đau, những thiếu thốn về vật chất. Và nỗi đau nhàu xé tâm can của người tù ấy là nỗi đau của những người mất nước, mất đi cuộc sống tự do yên bình, mong muốn được đạp đổ mọi thứ" phá cũi sổ lồng" để chiến đấu cho cách mạng, đập tan cái chế độ dã man đang cầm tù cả một dân tộc, một đất nước. Căm phẫn, uất ức, vật vã cao độ đó là tâm trạng của người tù cách mạng. Tại sao vậy? Có lẽ là vì tình yêu cháy bỏng, tình yêu tha thiết mãnh liệt của người chiến sĩ đối với quê hương của mình khi nghĩ tới những lầm than cơ cực của dân tộc, đất nước lúc bị cướp mất sự tự do chăng. Đúng là một con người đáng được trân trọng, ngợi ca và là tấm gương yêu nước của mỗi con dân trên đất nước Việt Nam này.
Tố Hữu đã gieo rắc vào lòng người đọc vẻ đẹp của tình yêu quê tha thiết, đằm thắm, sâu sắc, mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng -Tố Hữu nói riêng và những anh hùng chiến sĩ dân tộc nói chung.
Tham khảo:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Nêu luận điểm chung và khác nhau
2. Thân bài:
LĐ1: Với "Cảnh Khuya", Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.
Yêu thiên nhiên:
- Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:
+ Thính giác: tiếng suối = tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)
+ Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất khéo)
- Tâm hồn của Người:
+ Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.
+ Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà
* Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên
tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái Đẹp của người nghệ sĩ.
* Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt rakhỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đó chính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng.
- Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.
- Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.
LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do chãy bỏng.
- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè.
+ Lúa chiêm, cây trái
+ tiếng ve: có thể là tiếng ve ngoài không gian, có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do
+ Bắp rây, nắng đào
+ Sáo diều "lộn nhào": khát vọng tự do mãnh liệt
* Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.
- Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu
+ Muốn "chết uất"
+ Chân muốn đạp tan phòng
-> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do
Yêu đất nước
- Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước.
- Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.
=> Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại luận điểm
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)Bài thơ “Ngắm trăng”:Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp:Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.III. Kết bài: Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ