Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi đánh trống, mặt trống dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.
Một thí nghiệm khác chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn:
- Có 3 bạn A, B, C với A, C đứng bên ngoài bức tường, B đứng phía trong bức tường và áp sát tai vào tường.
- Bạn A gõ nhẹ vào bên ngoài bức tường sao cho bạn C đứng cạnh bạn A không nghe thấy, bạn B đứng áp tai vào bên trong bức tường thì bạn B nghe thấy tiếng gõ.
Chứng tỏ âm truyền được trong chất rắn rất tốt.
- Khi gảy đàn, tai ta nghe được âm thanh do dây đàn phát ra, chứng tỏ âm thanh từ dây đàn đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.
- Khi gõ vào âm thoa, tai ta nghe được âm thanh do âm thoa phát ra, chứng tỏ âm thanh từ âm thoa đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.
Tham khảo
Vì khi các nguồn âm dao động thì nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo \(\rightarrow\) nếu trong môi trường chân không ( MT không có không khí ) thì khi các nguồn âm dao động, chúng ta không thể nghe thấy gì.
Vậy âm không thể truyền được trong môi trường chân không.
a) Âm phát ra bởi âm thoa nhỏ hơn nghe bổng nhất.
b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, ta thấy đồ thị dao động âm của âm thoa nhỏ ở sát nhau hơn. Tức là âm thoa nhỏ phát ra tần số lớn hơn.
c) Độ cao của âm liên quan tới tần số. Tần số âm càng lớn thì âm nghe được càng bổng.
Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước ta vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức âm truyền được trong chất lỏng.
Tiến hành thí nghiệm 2, với các trường hợp:
Trường hợp 1: Gõ nhẹ vào một nhánh của âm thoa.
Trường hợp 2: Gõ mạnh vào một nhánh của âm thoa.
Trường hợp 3: Gõ mạnh hơn trường hợp 2 vào một nhánh của âm thoa.
Qua thí nghiệm, ta rút ra các nhận xét sau:
a) Độ to của âm trong trường hợp 3 lớn nhất, rồi đến trường hợp 2, cuối cùng là trường hợp 1.
b) Biên độ dao động âm trong trường hợp 3 lớn nhất, rồi đến trường hợp 2, cuối cùng là trường hợp 1.
c) Nguồn âm dao động càng mạnh thì biên độ dao động âm càng lớn và âm nghe được càng to.
Thí nghiệm 2 cho thấy sóng âm truyền được qua môi trường chất rắn.
THAM KHẢO
Thí nghiệm 2 cho thấy sóng âm truyền được qua CHẤT RẮN