Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Sống chung với lũ. Đây là biện pháp giúp khai thác các nguồn lợi từ lũ (phù sa, nguồn lợi thủy sản). Hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ÔNMT, dịch bệnh).
Đáp án: A.
Sự khác biệt về tình hình phát triển kinh tế ở nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long so với cả nước thể hiện sự tập trung vào nông nghiệp và cơ cấu kinh tế khác nhau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với đặc điểm đất đai phù sa và nước ngập úng, đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng này, với sự tập trung vào các sản phẩm như gạo, lúa mì, cây lương thực, và thủy sản.
Tuy nhiên, thu nhập trung bình của dân cư ở nông thôn vùng này thường thấp hơn so với trung bình cả nước do phần lớn dân cư làm nông dân và có sự phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở một số khu vực nông thôn cũng còn kém phát triển, gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ và cơ hội kinh doanh.
Trong khi đó, các thành phố và trung tâm đô thị trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, như Cần Thơ và Hồ Chí Minh, có sự phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ tại đô thị đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
*Vai trò rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-Là rừng phòng hộ, phòng chống lũ lụt, triều cường.
-Cân bằng môi trường sinh thái.
*Khó khăn:
-Thiên tai, bão lũ.
-Đất phèn, đất mặn.
-Thiếu nước ngọt trong mùa khô.
*Biện pháp:
-Xây dựng bờ bao chống lũ, chủ động sống chung với lũ.
-Đào kênh tháo phèn rữa mặn.
-Xây dựng hệ thống thủy lợi, cung cấp nước ngọt trong mùa khô.
-Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
-Đất phèn, đất mặn có diện tích rất lớn (2,5 triệu ha). Có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nên cần được cải tạo.
-Áp dụng biệp pháp thau chua, rửa mặn. Xây dựng hệ thống bờ bao kênh rạch thoát nước mùa lũ, giữ nước ngọt mùa khô.
-Đầu tư lượng phân bón lớn, phân lân, cải tạo đất. Chọn giống cây trồng thích hợp.
+ tăng cường công tác dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng - thủy văn, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
+ các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt, với phương châm không để người dân thiếu nước. Đối với vùng thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt phải tự cân đối từ hộ đến thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, đồng thời chủ động bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đến cấp nước sinh hoạt nông thôn; gia cố bờ bao, chủ động tích trữ nước trong các hồ, đầm, ao. Về lâu dài, các địa phương đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát độ mặn tự động để kịp thời thông tin, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là ứng phó tác động của thời tiết cực đoan.
+ khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa phù hợp từng vùng; bố trí thời vụ tránh mặn, hạn cuối vụ ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao, nhất là ở các khu vực Long Phú - Tiếp Nhật và vùng giáp ranh tỉnh Bạc Liêu.