Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khiến cho cuộc Chiến tranh Đông Dương không chỉ còn là vấn đề giữa Pháp - Việt Nam mà đã trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực, 2 phe
Đáp án B
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên nhưng thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã củng cố sức mạnh của phe XHCN, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, phá vỡ tham vọng khống chế, chi phối thế giới của Mĩ
Đáp án C
Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần
Đáp án D
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN được hình thành, mở rộng đã trở thành một lực lực chính trị- quân sự- kinh tế hùng hậu, trở thành một đối trọng của hệ thống TBCN trong quan hệ quốc tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên sự hình thành, mở rộng của hệ thống XHCN đã làm đảo lộn chiến lược toàn cầu. Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ phát động cũng là để tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự thắng lợi của chiến lược toàn cầu
- Sự phát triển của hệ thống XHCN là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới
- Hệ thống XHCN là một lực lượng chính trị độc lập. Sự tham gia tích cực của các nước trong hệ thống tiêu biểu là Liên Xô đã thúc đẩy việc giải quyết các mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng tiến bộ
Đáp án D sự hình thành hệ thống XHCN giúp củng cố trật tự Ianta (cực Liên Xô) chứ không thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực
Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh mới, Việt Nam cần có sự thay đổi và thích ứng kịp thời, nền kinh tế bao cấp chỉ có tác dụng trong thời chiến, còn thời bình nó lại phản tác dụng. Cho đến năm 1986, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Đồng thời, tăng cường học hỏi và áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không nên xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, thực hiện đa nguyên đã đảng mà cần giữ vừng quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
=> Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế nhưng không xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội là bài học Việt Nam cần phải nhìn nhận và khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đáp án C
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhờ tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước 9 tháng. Đây cũng là nhân tố tối quan trọng đưa đến sự phục hồi và phát triển của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đáp án B
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu Liên Xô và Đông Âu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã củng cố sức mạnh của phe XHCN, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, Mĩ khó có thể thực hiện được mục tiêu của mình.