K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2016

Tên văn bản thể hiện mục đích cơ bản của tác giả. Mặc dù phần trình bày về những hiểm hoạ hạt nhân chiếm đến 3/ 4 dung lượng bài viết nhưng đó chỉ là những cơ sở để tác giả khái quát luận điểm chính: Nhân loại cần phải nỗ lực đấu tranh cho một thế giới hoà bình

2 tháng 7 2016

Nhan đề Đấu tranh cho một thế giới hoà bình thể hiện chủ đề của bài văn. Lời kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hoà bình được rút ra sau những luận cứ rõ ràng, nó như luận điểm kết luận của toàn bộ lập luận mà tác giả đã xây dựng rất thuyết phục. Như vậy, vấn đề là muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc.

2 tháng 7 2016

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

2 tháng 7 2016

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất và những phí tổn khủng khiếp từ các trương trình hạt nhân

- Sức mạnh huỷ diệt của vũ khí hạt nhân

- Số tiền cung ứng cho vũ khí hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với những khoản tiền cần có cho các trương trình nhân đạo: xoá đói nghèo, xoá mù chữ, phục vụ y tế, dân sinh...

* Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình

- Xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân

- Đề ra các biện pháp phòng tình huống xấu nhất

- Lên án nhữg kẻ đã vì tham vọng chính trị mà đã sản xuất ra laọi vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người.

26 tháng 8 2018

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

28 tháng 8 2018

cảm ơn

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang...
Đọc tiếp

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.   

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ hòa bình nhân loại.

0
 Đúng ra mọi chuyện sẽ không có gì nếu như hôm nay em không tìm anh Nói anh nghe vài chuyện không vui mà em bận tâm một cách trốn tránh Đành rằng anh biết tìm về anh những lúc một ai đó làm em đau Anh bất chấp mở rộng đôi tay đừng khóc và nói anh nghe xem nào Người ta mắng em có phải không hay người ta có một người khác Em đang cay đắng nhiều lắm phải không bởi vì người ta thật sự...
Đọc tiếp

 
Đúng ra mọi chuyện sẽ không có gì nếu như hôm nay em không tìm anh 
Nói anh nghe vài chuyện không vui mà em bận tâm một cách trốn tránh 
Đành rằng anh biết tìm về anh những lúc một ai đó làm em đau 
Anh bất chấp mở rộng đôi tay đừng khóc và nói anh nghe xem nào 
Người ta mắng em có phải không hay người ta có một người khác 
Em đang cay đắng nhiều lắm phải không bởi vì người ta thật sự lười nhác 
Lười quan tâm lười chăm sóc lười suy nghĩ cảm giác của em 
Lười nhắn tin với em mỗi đêm và lười đưa tay lau nước mắt em 
Người ta không tin em đúng không người ta chữi mắng em đúng không 
Yên tâm đi em vì anh vẫn tin mặc dù em gạt anh rất nhiều lần 
Anh chưa từng buồn chưa từng trách chưa từng căm ghét từ ngày mất nhau 
Luôn có cái cớ anh tạo cho em xem như là anh tiện tay cất vào 
Một nữa khoảng trống nơi ngực trái có một cái tên anh giữ đằng sau 
Và đây là cách anh chọn để yêu chắc chắn là khác bất cứ thằng nào 
Khi ai kia luôn lười nhác và làm tan nát niềm vui của em 
Anh vẫn siêng năng làm những việc ấy bằng cả cuộc sống anh gửi cho đêm. 


Giả sử em không buông tay anh giả sử em không chọn người ấy 
Giả sử anh bất chấp hết tất cả không để em đi sẽ không như vậy 
Anh có thể lười theo cách của anh không cần lau cho em nước mắt 
Vì anh biết chắc nếu đó là anh niềm đau của em sẽ là số khuất 
Vì anh đang lười yêu một người khác lười đổi chác trên những niềm đau 
Lười quan tâm anh sống ra sao anh chỉ siêng năng nghĩ cách tìm nhau 
Giữa muôn ngàn người không thất lạc nhưng chỉ một người đã tạo vách ngăn 
Không phải là một đâu là 4 vách căn phòng trở nên chết lặng rồi. 


Nín khóc đi em đừng đau khổ vì ai mà khóc ngay trước mặt anh 
Sao lúc chia tay anh em không khóc mà chỉ im lặng bước đi thật nhanh 
Sao không níu kéo giống như lúc này lúc người ta không cần em nữa 
Lúc giá trị của em bằng không những thứ em nói nó xem là thừa 
Thật sự anh lười phải suy nghĩ nhưng thừa biết cái kết như vậy 
Em trao chỉ một lại muốn nhận 10 thì quá khả năng mà anh nhìn thấy đấy 
Anh cười là mình khờ vẫn tiếp tục vai diễn của anh 
Trong khi nam chính em thay nhiều lần nhưng anh vẫn lười và ngại thữ vai 
Anh chỉ muốn cười với những bài rap lười chấp nhận lại một tình yêu 
Vẫn siêng năng với những ca từ mà chỉ mình anh mới có thể feel 
Vào những đêm em tìm anh một cách tâm trạng em không hề vui 
Là anh biết chắc những thứ về anh em đã vội chôn nhưng chưa hề vùi 
Her em đừng xin lỗi về tất cả với anh đã là một thói quen 
Từng câu từng chữ trong “có anh đây” chính xác là điều mà anh hứa hẹn 
Vì anh cẩu thả trong nhiều thứ nhưng lại chăm chút viết từng câu 
Chỉ để em biết trong quá khứ anh vẫn còn giữ lại chút niềm đau này

yêu nhok tự kỉ

7
21 tháng 8 2016

Hình như danh sách nhạc của mk pn đều nắm rõ hết ak? Hình như pn hơi bị...ak?

21 tháng 8 2016

cái này là cái j thế bnoho

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một...
Đọc tiếp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

 

Bài 3.Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nhận định trên.

 

Bài 4.Cho đoạn văn sau : “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một.)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: “di dưỡng tinh thần”

c.Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để lý giải vì sao nhân dân ta gọi Người là “Bác”.

d.Công việc học tập rất căng thẳng, người học sinh cần phải “di dưỡng tinh thần” ra sao? (Trình bày câu trả lời bằng đoạn văn nghị luận có độ dài 2/3 trang giấy thi)

 

Bài 5.Cho đoạn văn:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình(2). Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích(2). Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”(3).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Giải nghĩa từ “siêu phàm”?

c. Dùng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả dùng cách diễn đạt: “có lẽ” trong câu (1)

d.Phân tích phép tu từ được dùng trong câu “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”

e. Viết một bài văn ngắn  (độ dài tối đa 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

 

Bài 6. …Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

4) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

0
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉThắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngãMáu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rìnhChúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốcChúng dẫm đạp lên dáng hình đất nướcMột tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàuSóng quặn đỏ máu...
Đọc tiếp

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

 

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

 

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

 

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

 

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe 

Tổ quốc 

gọi tên mình!

Nguyễn Phan Quế Mai

a) Vận dụng các biện pháp tu từ đã học hãy tìm, gọi tên và phân tích tác dụng

b) Em có cảm nghĩ gì khi nghe 2 tiếng "Việt Nam" trong đoạn thơ trên. Hãy viết 1 văn bản nghị luận khoảng 2 trang để bàn luận về vấn đề đó

1
3 tháng 11 2017

A

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong cấc mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.

Câu 4: Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?

1
2 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính của văn bản là nghị luận

2. Biện pháp tu từ ẩn dụ: cầu vồng ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, tươi sáng; cơn mưa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách phải trải qua. Tác dụng của biện pháp tu từ: biện pháp tu từ giúp ta hình dung cụ thể muốn đạt được thành công phải vượt qua được những sự thất bại, khó khăn, thử thách.

3. Câu nói có ý nghĩa là chúng ta thường khó đối mặt với những thất bại đặc biệt là thất bại đầu đời vì chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa đủ chín chắn, đủ bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, nên khi gặp thất bại chúng ta thường khó đối diện.

4. (HS đưa ra quan điểm cá nhân) Gợi ý: Thông điệp tôi tâm đắc nhất là: Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. Thông điệp này thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, dù có khó khăn thử thách như thế nào, dù có thất bại nhưng nếu con người vẫn có niềm tin, không ngừng nỗ lực cố gắng thì chắc chắn thành công, những điều tốt đẹp sẽ đến.