Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- "Bước nhảy không gian" kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian xa xưa, khoảng thời gian mà khủng long vẫn còn tồn tại.
La Văn Cầu sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông đã chiến đấu 29 trận, trận nào cũng thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, dũng cảm, kiên quyết vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trận Đông Khê lần thứ hai (năm 1950), cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, La Văn Cầu khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch.
Cù Chính Lan sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhập ngũ năm 1946, ông sớm nổi bật trong học tập và công tác. Đặc biệt trong chiến đấu, ông luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Ngày 29/12/1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, ông không rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em diệt địch. Ông đã anh dũng hy sinh khi trận đánh kết thúc thắng lợi.
Bế Văn Đàn, dân tộc Tày, sinh năm 1931 tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Nhập ngũ từ tháng 1 năm 1948 anh tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong trận Mường Pồn (Lai Châu) tháng 12/1953, trong tình thế hiểm nghèo khi bị địch phản công, Bế Văn Đàn đã lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội bắn, đẩy lùi kẻ thù. Anh đã anh dũng hy sinh khi hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7/1949. Trong học tập công tác, anh luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Khi kéo pháo ra khỏi trận địa Điện Biên Phủ đầu năm 1954, nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, Tô Vĩnh Diện đã buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Anh đã anh dũng hi sinh sau hành động dũng cảm phi thường này.
Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc kinh, quê ở làng Vịnh Yên, xã Tam Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1950. Tham gia nhiều chiến dịch lớn, anh đã nêu cao tinh thần quả cảm, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiều ngày 13/3/1954, anh đã hy sinh oanh liệt khi lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị tiến lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam, giành toàn thắng cho trận đánh mở màn Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Trần Can sinh năm 1931 dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1/1951. Từ khi vào bộ đội, anh chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt và trở thành tấm gương cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị. Trần Can đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7/5/1954, ngày kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử trong trận đánh điểm cao 507
Bùi Đình Cư sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Tiến, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ), nhập ngũ tháng 2 năm 1949. Từ ngày nhập ngũ đến năm 1954, Bùi Đình Cư liên tục chiến đấu và trưởng thành ở Binh chủng Pháo binh, đã trực tiếp tham gia 9 chiến dịch lớn ở Bắc Bộ, luôn luôn thể hiện rõ tinh thần hăng say đánh giặc, bền bỉ tích cực trong công tác, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc,
Chu Văn Mùi sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), nhập ngũ năm 1949. Từ khi nhập ngũ đến năm 1954, anh đã tham gia bảy chiến dịch lớn, đảm nhận những công tác khác nhau : pháo thủ, chiến sĩ nuôi quân, chiến sĩ xung kích, Tiểu đội phó súng cối, Tiểu đội trưởng thông tin liên lạc; nhiệm vụ nào anh cũng nêu cao tinh thần bền bỉ, quyết vượt qua mọi thử thách, hoàn thành một cách xuất sắc.
Đặng Đình Hồ sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1950. Nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, có đứa em lại bị chết đói, Đặng Đình Hồ phải đi chăn trâu, đốn củi kiếm ăn. Từ ngày vào bộ đội, anh rất hăng hái dũng cảm, trưởng thành từ chiến sĩ xung kích lên cán bộ trung đội. Đặng Đình Hồ có tác phong chiến đấu linh hoạt, táo bạo, đã nổ súng là kiên quyết xung phong tiêu diệt địch, dù bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, có tác dụng cổ vũ đơn vị hăng hái thi đua giết giặc lập công.
Nguyễn Văn Ty sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nhập ngũ tháng 2/1949. Từ ngày nhập ngũ đến tháng 7/1954, anh đã tham gia 7 chiến dịch lớn trên chiến trường Bắc Bộ, với 35 trận đánh, trận nào cũng thể hiện tinh thần dũng cảm, táo bạo, bị thương vẫn không rời trận địa, lập công xuất sắc. Khi làm chiến sĩ liên lạc cũng như khi phụ trách Tiểu đội trưởng bộc phá, bất kỳ nhiệm vụ nào, trong hoàn cảnh nào, đồng chí đều chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh.
- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn
+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
+ Trình bày ý kién về một vấn đề đời sống
+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
+ Ngày hội sách
- Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: Ngày hội sách. Vì em được chia sẻ về cuốn mình tự đọc và mình yêu thích.
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !
Link nè bạn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Lê_sơ
Có j không hiểu thì kết bạn với mình nhé mình nói thêm cho
Tại sao thời kỳ phát triển của cam pu chia (thế kỉ 9 ->15 )còn gọi là thời kì Ăng-co huy hoàng.
Vì lúc đó:
- Nông nghiệp phát triển.
- Lãnh thổ mở rộng.
- Văn hóa độc đáo, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp Ăng - co Vát, Ăng - co Thom, ...
Sau thời kỳ Ăng - co, Campuchia bước vào giai đoạn suy yếu.
- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.
Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.