Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, hệ thống sông : Dòng sông chính cùng với các phụ lưu , chi lưu hợp lại thành hệ thống sông
b, lưu vực sông : Toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước thường cho 1 con sông
( mk chắc chắn câu trả lời này là đúng )
+ Đây là câu trả lời của mk :
. Hệ thống sông là dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau.
. Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho nó.
+ Đây là bài học của trường mk :
- Hệ thống sông bao gồm :
+ Sông chính.
+ Phụ lưu: sông đổ nước cho sông chính.
+ Chi lưu : thoát nước cho sông chính.
+ Lưu vực sông : diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
3.
Gió Tây ôn đới
– Phạm vi hoạt động: 30-60o ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
– Thời gian: Gần như quanh năm.
– Hướng: Tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây bắc ở Nam bán cầu)
– Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
– Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Tín Phong
– Phạm vi hoạt động: 30o về xích đạo.
– Thời gian: quanh năm.
– Hướng: Đông là chủ yếu (Đông bắc ở Bắc bán cầu, Đông nam ở Nam bán cầu).
– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
– Tính chất: khô, ít mưa.
Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
1.
những lợi ích của sông.
– Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển giao thông đường thuỷ.
– Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
– Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
– Điều hoà nhiệt độ.
– Tạo cảnh quan mội trường…
Câu 1 :
(tham khảo phần I bài 19 trang 58 địa lí 6)
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Không khí tuy nhẹ, nhưng vẫn có trọng lượng và tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất, tạo ra khí áp.
Câu 2 :
Sự chuyển động của không khí là nguyên nhân sinh ra gió.
1. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm
2. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).
Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.
Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quĩ đạo, nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Nửa cầu nào ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngã về phía mặt trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
- Tm: giờ múi
- To:giờ GMT
- m: số thứ tự của múi giờ
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Áp dụng: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
Bài làm
Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7). Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16
Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8
Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.
Tương tư tính múi giờ các nước sau:
Nước | Kinh độ | Múi giờ |
Braxin | 450T | 21 |
VN | 1050Đ | 7 |
Anh | 00 | 0 |
Nga | 450Đ | 3 |
Mỹ | 1200T | 16 |
Ac hen ti na | 600T | 20 |
Nam Phi | 300Đ | 2 |
Dăm bi a | 150T | 23 |
Trung Quốc | 1200Đ | 8 |
Tính giờ:
- Giờ… ( giờ đã biết) “+”; “-” ( khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ)-> “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
- Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.
Tóm lại:
- Giờ phía Đông = Giờ gốc+ khu vực giờ địa phương( múi giờ)
- Giờ phía Tây =khu vực giờ địa phương(múi giờ)- giờ gốc
Ví dụ: Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là 19 giờ (12 + 7 = 19)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu Iooc là 7 giờ (19 - 12 = 7)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Mat-xcơ-va là 15 giờ (12 + 3 = 15)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu đê li là 17 giờ (12 + 5 = 17)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Bắc Kinh là 20 giờ (12 + 8 = 20)
Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Tô ki ô là 21 giờ (12 + 9 = 21)
* Tính ngày:
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800 ( bán cầu Tây sang bán cầu Đông lùi 1 ngày và ngược lại).
Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âm
Múi giờ | Đổi (giờ đêm) |
13 | -11 |
14 | -10 |
15 | -9 |
16 | -8 |
17 | -7 |
18 | -6 |
19 | -5 |
20 | -4 |
21 | -3 |
22 | -2 |
23 | -1 |
VD : Vào lúc 19h ngày 15.2.2006 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày bao nhiêu tại các địa điểm sau:
Xeun:120oĐ; Matxcơva : 300Đ ; Pari : 200Đ; Lot Angiơ let : 1200T (Biết Hà Nội :1050Đ)
Bài làm:
- Hà Nội thuộc múi giờ :(105 : 15)=7
Xeun thuộc múi giờ : 120:15= 8
Khoảng cách chênh lệch giữa Xeun và HN là 8 – 7 = 1 .
- Vì giờ HN lúc đó là 19 giờ ngày 12.5.2006
Giờ của Xeun 19 + 1 =20h ngày 12.5.2006 .
- Pari thuộc múi giờ 0 (=24h). Kc chênh lệch từ HN và Pari :7 – 0 =7.
Giờ của Pari 19 - 7 =12h ngày 15.2.2006
- Matxcơva thuộc múi giờ : 30 : 15 = 2
Kc chênh lệch từ HN đến Matxcơva :7 – 2 = 5 .
Giờ của Matxcơva 19 - 5 =14h ngày 15.2.2006
- Lot Angiơ let thuộc múi giờ : (360- 120) : 15 = 16
Kc chênh lệch từ HN đến Lot Angiơ let:16 – 7 = 9 .
Giờ của Lot Angiơ let 19 + 9 =28h – 24h = 4h ngày 16.2.2006
VD: Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h chiều ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ cánh.
Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau:
Vị trí | Tokyo | New Deli | Xitni | Washington | LotAngiolet |
Kinh độ | 1350Đ | 750Đ | 1500Đ | 750Đ | 1200T |
Giờ | |||||
Ngày, tháng |
Bài làm
Hướng dẫn:
- Để biết giờ ở các địa điểm trên, thì ta phải biết giờ ở London.
- Tân Sơn Nhất (múi giờ số 7), London (múi số 0) (=24h). Khoảng cách chênh lệch từ Tân Sơn Nhất và London:0 – 7 =-7h.
- Khi máy bay xuất phát thì giờ ở London là: 6- 7 = -1h( 23h ngày 28/2).Lúc đó ở Anh đang là 23h ngày 28/2.
- Sau 12h bay ( 23 + 12 = 35h – 24h = 11h ngày 1/3 ) máy bay đến Anh lúc 11h ngày 1/3/2006
- Khi biết giờ ở London thì ta sẽ tính được giờ tương ứng.
Ví dụ: Khi ở London là 11h thì giờ ở Tokyo là:
London cách Tokyo: 0+9=9 múi giờ.
- 11+9=20h ngày 1/3/2006.
- Tương tự ta tính giờ các địa điểm còn lại ta được bảng kết quả sau:
Vị trí | Tokyo | New Deli | Xitni | Washington | LotAngiolet |
Kinh độ | 1350Đ | 750Đ | 1500Đ | 750Đ | 1200T |
Giờ | 20h | 16h | 21h | 6h | 3h |
Ngày, tháng | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 | 1/3/2006 |
a) Từ 21/3 đến 23/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí tuyến Bắc rồi lại về xích đạo, bán cầu Bắc là thời kỳ nóng. Trong suốt thời gian này, ở bán cầu nam góc chiếu Mặt trời thấp, từ chí tuyến nam về ơhía cực nam không có sự chiếu thẳng góc của tia sáng Mặt trời, bởi vậy bán cầu Nam là thời kỳ lạnh
Từ 23/9 - 21/3 thì lại ngược lại, bán cầu nam là mùa nóng, bán cầu bắc lại là mùa lạnh
Vào các ngày 21 - 3 và 23 - 9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh của Trái đất.
b) Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đối và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra hai thời khì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong 1 năm.
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
1.000 mét thì nhiệt độ lại giảm trung bình khoảng 6,5 °C
do nhiệt độ không khít trong tầng đối lưu giảm đi theo độ cao và áp suất hơi bão hòa giảm (mật độ kk cũng giảm)
Khi nắng nóng làm nhiệt độ không khí khu vực ấy tăng cao, không khí nóng có xu hướng bốc lên nên hình thành ở khu vực ấy trị số khí áp thấp hơn các vùng lân cận,
Nếu có chênh lệch khí áp thì các khối khí sẽ chuyển động, từ nơi áp cao về nơi áp thấp, hình thành gió.
Không khí nóng quá thì bốc mạnh lên cao làm giảm khí áp so với vùng chung quanh ít nóng hơn, không khí dồn về gây ra gió.