K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

có thể nhưng không nên lạm dụng kem phấn vì bút chì tạo dáng nó sẽ dễ làm hại lông mày mà lông mày có tác dụng ngăn không cho mồ hôi từ trên chảy xuống mắt

20 tháng 3 2018

- Lạm dụng kem phấn quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông, cản trở quá trình bài tiết mồ hôi, ngoài ra có thể gây mụn hoặc nhờn trên da => mất đi vẻ đẹp tự nhiên
- Lông mày có vai trò giữ cho nc, mồ hôi ko chảy xuống mắt => nếu nhổ bỏ lông mày sẽ làm cho nước (mưa) và mồ hôi chảy xuống mắt => lm tổn thương mắt
- Dùng bút chì kẻ lông mày giả sẽ ngăn ko cho lông mày mọc nữa.

6 tháng 6 2019

bạn viết câu hỏi có dấu đi

6 tháng 6 2019

Khi bị gãy xương , chúng ta ko nên nắn phần xương bị gãy . Vì sẽ bị các thanh xương có cấu tạo nhọn khi nối lại sẽ đâm vào các tế bào , hạn chế khôi phục và phát triển của xương

{ nhớ tik cho mik nha}

24 tháng 11 2016

- Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

- Bớt thức ăn nhiều cholesterol: cholesterol là một loại mỡ chỉ có trong động vật. Cholesterol có chức năng cấu tạo vỏ tế bào và các sinh tố. Cơ thể chúng ta sản xuất đủ lượng cholesterol vì thế ăn nhiều mỡ và cholesterol sẽ làm số luợng cholesterol trong máu tăng lên cao. Dần dà các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn và đưa đến những bệnh về tim mạch. Những thức ăn có nhiều cholesterol là sữa, trứng, thịt, lòng, tim, gan, óc, và các hải sản có vỏ cứng như tôm hùm, tôm, cua, ốc, sò, hến.

 

1 tháng 2 2017

pn cko mk hỏi hap là j vậy pn?

1 tháng 2 2017

Thở qua mũi có vai trò quan trọng do hô hấp là yếu tố đầu tiên kiểm soát mức năng lượng của cơ thể. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu. Thở qua mũi kích thích hướng tâm hệ thần kinh điều chỉnh sự thông khí qua mũi. Hốc mũi và các xoang giúp lọc và làm ấm không khí trước khi đi vào phổi, ngoài ra lớp màng nhầy ở đường hô hấp trên giúp giữ lại và tiêu diệt các vi khuẩn, virut gây bệnh.Thở miệng bỏ qua các phản xạ trên do đó có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.

13 tháng 12 2017

3. Một người ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao sống, sau một thời gian thì lượng hồng cầu trong máu người này tăng vì ở vùng núi cao, không khí loãng lượng khí oxi giảm, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm nên cơ thể phải sản sinh ra nhiều hồng cầu để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

27 tháng 10 2017

Viết không dấu kiểu này sao hiểu để trả lời hả bạn ?

21 tháng 10 2017

1.-Máu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ:

+Trong máu có các loại bạch cầu như bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô, bạch cầu limphô B và T tạo nên các hàng rào phòng thủ vững chắc (thực bào, tiết kháng thể kết dính hay vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh).

+Trong máu có tiểu cầu tham gia quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể chống máu khi bị thương.

2.-Ví dụ: Khi tay chạm vào một vật nóng ta có phản xạ là rụt tay lại.

-Phân tích: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh xuất hiện từ cơ quan thụ cảm (da) bị kích thích bởi tác nhân (vật có nhiệt độ cao), theo nơron cảm giác truyền truyền về trung ương thần kinh (não và tuỷ sống), qua nơron trung gian chuyển sang nơron vận động đến cơ quan đáp ứng (các cơ vận động) gây nên sự co cơ nên ta rụt tay lại.

20 tháng 10 2017

2)Ví dụ:Khi cho tay vào ngọn nến, tác động vào cơ quan thụ cảm, theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh lại phát lệnh theo dây li tâm xuống cơ quan phản ứng khiến cho tay ta rụt lại

4 tháng 12 2017

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 2 2019

Khi tiêm thuốc thì nên tiêm vào tĩnh mạch vì:

– Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy, thành của tĩnh mạch cũng mềm hơn.
– Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể thôi( tùy vào vị trí của động mạch)
– Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó .

3 tháng 2 2019

Khi tiêm thuốc nên tiêm vào tĩnh mạch vì:

- Do tĩnh mạch nổi gần da nên dễ nhận biết

Vận tốc máu ở tĩnh mạch chậm=>Khi tiêm thuốc vào tránh gây tắc mạch gây nguy hiểm

Lòng mạch rộng và mềm động mạch và tĩnh mạch nên dễ tiêm hơn

15 tháng 3 2018

Tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, không nên ăn thức ăn giàu cholesterol?

Một đặc điểm ở người già là do hoạt động ít, khối cơ bắp giảm nên nhu cầu về năng lượng không nhiều và dinh dưỡng cũng giảm đi, do vậy càng lớn tuổi càng ăn ít hơn lúc trẻ.

Mục đích của việc không ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol là nhằm có được cân nặng hợp lý nhất để duy trì sức khỏe và không bị các nguy cơ của suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì kéo theo nhiều hệ lụy khác như các bệnh lý về nội tiết, tim mạch…

4 tháng 3 2020

Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất chất côlesteron vì:

- Chất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa… ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

- Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra.

- Động mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây ứ hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ).

- Động mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết