Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả muốn giấu đi tên thật trong tác phẩm bởi vì: tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngoài nhân vật chính là anh thanh niên, các nhân vật phụ, bác lái xe, cô kĩ sư, bác lái xe và các nhân vật gián tiếp, đã góp một phần không nhỏ đến sự thành công của truyện.
tất cả các nhân vật trong truyện đều không được gọi tên riêng,hay nói cách khác là tác giả đã cố tình vô danh hóa họ,bình thường hóa họ để phản ánh một sự thật rằng:Họ không phải là những con người cá biệt cụ thể mà là những con người bình dị nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất kì nơi đâu trên mọi nẻo đường,tổ quốc thân yêu.Bao nhiêu con người không tên không tuổi ấy đang âm thầm cống hiến hi sinh cho đất nước nhân
cậu có thể tham khảo câu trả lời này nhé
Tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm ''Lặng lẽ Sa Pa'' vì:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở tất cả mọi nơi trên đất nước hình chữ S này.
- Tác giả không muốn nói đến một con người cụ thể vì những nhân vật trong tác phẩm này, họ là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của cả một tập thể, của một tập thể của những con người lặng lẽ, âm thầm xây dựng đất nước.
Chúc cậu học tốt :)))))))))))))
1. Mở bài:
* Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng chỉ có mây mù bao phủ...Công việc của anh là đo gió, đo mưa,đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên;
- Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”.
- Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà...)
- Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ...
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.
3. Kết bài:
Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc.
Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" khiến em liên tưởng tới bài thơ Ánh Trăng. Vì có từ "lặng im"
+ Thông qua đó, tác giả muốn khâm phục tấm lòng quả cảm, hi sinh của những người làm việc ở nơi "làm bạn với mây mù lạnh lẽo"
+ Cho thấy được, tinh thần thép, ý chí đấu tranh của anh thanh niên
+ Thấy được tinh thần yêu nước và tình yêu công việc của anh thanh niên đã giúp anh vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
Bạn tham khảo ạ.
I. Mở bài:
Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện.
II. Thân bài:
* Hình ảnh anh thanh niên
- Anh không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với bác lái xe, ông họa sĩ , cô gái trẻ khi xe của họ dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở củ núi rừng Sa Pa.
- Anh còn hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là ông họa sĩ già và anh cũng tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người
a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.
- Quanh năm suốt tháng, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “ Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”…”Thử thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc.Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất..
- Hơn nữa lại phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tích mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.
→ Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng anh vẫn vượt qua được. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? Đó là ý chí, nghị lực, những phẩm chất và sức mạnh bên trong của nhân vật đã giúp anh vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa
b. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc
- Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, rất có trách nhiệm với cuộc đời. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh làm công tác khí tượng trên núi cao. Không ai có thể bắt buộc anh lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” này để làm việc và cống hiến. Trong khi bao nhiêu người sau khi ra trường đã cố chạy chọt tìm bằng được một nơi làm việc giữa thủ đô thì anh đã khoác ba lô vui vẻ vượt suối băng rừng để lên công tác ở nơi này. Anh tự nguyện lên đây không phải do sự bốc đồng nhất thời mà là cả một sự nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắc nhất. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa cầu, đã sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và thực hiện ước mơ của mình. Anh tự đặt và trả lời câu hỏi : “Mình sinh ra là gì ? Mình để ở đâu ? Mình vì ai mà làm việc ?
- Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh phúc trong đời. Với anh hạnh phúc là trong công việc. Khi kể lại thành tích nhờ phát hiện kịp thời đám mây khô, không quân ta đã hạ nhiều máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng, anh nói : “kể từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc”.
- Anh rất yêu công việc của mình. Đối với anh, công việc là niềm đam mê cháy bỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất. Hơn ai hết, anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là có ích mọi người, nó gắn liền anh với cuộc sống chung của đất nước. Anh tâm sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia.Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Dù công việc có vất vả nhưng anh không thể sống thiếu nó.
- Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất đối với anh chính là sự cô độc. Đã có những phút anh phải yếu mềm trước cơn “thèm người” đang dâng trào trong huyết quản. Anh đã làm đủ mọi cách để gặp con người, được nghe họ nói, được thấy họ cười, dù chỉ trong một giây phút. Những khuôn mặt chưa bao giờ anh gặp sao bỗng trở nên thân thiết lạ lùng! Nhưng cuối cùng, chàng trai đã vượt qua cơn xúc động để trở về với cuộc sống bình thường.
- Thậm chí, mặc dù đã sống một mình trên đỉnh núi cao 2600mét nhưng anh vẫn ước được làm việc ở đỉnh núi cao hơn nữa : Đỉnh Phan xi Păng cao 3143 mét bởi anh nghĩ : “ Làm công tác khí tượng ở độ cao như thế mới là lý tưởng chứ”.Đó là ước vọng được vươn cao hơn trong công việc để đạt được mục đích tốt đẹp nhất.
→ Những suy nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh, “thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực để sống một cuộc sống đẹp, đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người dù một mình đơn độc làm việc trên núi cao.
c. Anh thanh niên còn có phong cách sống rất đẹp
Ngoài ra anh tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, phong phú cả vật chất và tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời.
- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình. Anh trọng cái đẹp: anh trồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Gian nhà của anh sạch sẽ, gọn gàng. Anh chạy về trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để thu dọn nhà cửa vì khách tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn.
- Anh còn đọc sách ngoài những giờ làm việc. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay xở để thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.
- Không chỉ say mê công việc, say mê đọc sách , anh thanh niên còn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn khi được tiếp bác tài, nhà hoạ sĩ, và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ còn năm phút”. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người. Anh “nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ”. Anh rất hiếu khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà (giỏ trứng) cho khách. Và anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.
- Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác.Thực tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già hết sức khâm phục anh, ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vì cảm thấy mình không xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những người xứng đáng khác. Anh nói thành thực: “những người khác đáng kể, đáng vẽ hơn anh. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…” Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.
d. Nhân vật ấy giúp em hiểu thêm nét đẹp ở những con người lao động ở chốn Sa Pa:
- Đó là hình ảnh những con người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc.
- Họ có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp biết bao.
III – Kết luận:
Thế đấy, trong cái “lặng lẽ”của Sa Pa trên đỉnh Yên Sơn bốn mùa mây phủ mấy ai biết được có một chàng trai đang sống, đang âm thầm làm việc. Người cán bộ trẻ ấy được Nguyễn Thành Long xây dựng khá sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, một mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Những trang viết của Nguyễn Thành Long khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như như một nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Tham khảo
Trong Lặng lẽ Sa Pa, tất cả các nhân vật đều không được đặt tên cụ thể, học được gọi theo lửa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mang tính chung, tính đại diện. Đó là một dụng ý của Nguyễn Thành Long, bởi vì:+, Các nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, ..... Là những con người bình thường, bình dị trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều có thể bắt gặp họ ở ngay bên cạnh mình hoặc ở đâu đó trên đất nước này
+, Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp thầm lặng. không ồn ào. Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho mọi thế hệ, mọi ngành nghề của con người Việt Nam trong thời kì ấy.
Ko phải ngẫu nhiên mà là 1 sáng tạo nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tg ko định viết về 1 con ng cụ thể nào. Điều ông gửi gắm ở đây là tất cả 1 thế hệ những con người lđ ở klhắp các lĩnh vực trên mọi miền đát nc. Họ đã và đg thầm lặng cống hiến sức lực tài năng, tuổi trẻ của m cho công cuộc xây dựng đất nc. Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên,... những con ng ta chỉ biết đến qua tuổi tác, công việc. Họ thuộc thế hệ thời đại HCM, những con ng sống có lí tưởng, hoài bão lớn lao: biết sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.