Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.
Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các bài thơ kể cả thơ mới với thơ cũ để so sánh với nhau.
Cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới:
- Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra
- Cách nhận diện:
+ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời đại nào chả có mà phải so sánh với bà hay
+ Và những cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối cho qua lại nên mới phải so sánh trên đại thế
- Giống nhau:
+ Đều là thể thơ tự do
+ Đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ.
- Khác nhau:
+ Bản dịch thơ: Ngữ điệu mang tính nhạc điệu hơn, chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác.
+ Bản nguyên tác: Ngữ điệu thơ mang tính chất của một câu chuyện kể, từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ còn gây khó hiểu.
* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
* So sánh:
- Về nội dung:
Thơ trung đại:
+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng
+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người
+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa
+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.
Thơ hiện đại:
+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân
+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp
+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại
+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.
- Về hình thức:
Thơ trung đại:
+ Tính quy phạm chặt chẽ
+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt
+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả
Thơ hiện đại:
+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp
+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Tiêu chí được nêu ra để phân biệt thơ mới và thơ cũ không được nêu ra rõ ràng bởi mỗi thời đại đều có những nhà thơ theo trường phái nhất định vì vậy họ mới có thể viết ra những câu thơ cũ trong thời đại mới và những câu mới trong thời đại cũ. Cách duy nhất để hiểu được tinh thần thơ cho đúng là phải so sánh các bài thơ với nhau.