Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vì quang trung là con người hành động với tính cách mạnh mẽ,quyết đoán.con người có trí tuệ sáng suốt,nhạy bén trước thời cuộc.con người có ý chí quyết thắng có tầm nhìn xa trông rộng.con người có tài dụng binh như thần
Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.
1. Ngô gia văn phái là cận thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết về Quang Trung một cách hào hùng, bởi vì họ nhận ra rằng Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng, đã giúp nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
2. Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung:
* Quang Trung nhắc nhở quân sĩ về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
* Quang Trung động viên quân sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
* Quang Trung kêu gọi quân sĩ đoàn kết, thống nhất, một lòng một dạ đánh giặc.
* Quang Trung hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong chiến đấu.
3. Hình tượng nhân vật Quang Trung:
* Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng.
* Quang Trung là một người có tầm nhìn chiến lược, biết cách dùng người tài.
* Quang Trung là một người có lòng nhân từ, biết thương yêu binh sĩ.
* Quang Trung là một người có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn, gian khổ.
4. Phân tích hai cuộc tháo chạy:
* Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Quân Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy tán loạn, không còn một chút ý chí chiến đấu.
* Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua Lê Chiêu Thống và các bề tôi bỏ chạy sang Trung Quốc, sống cuộc đời lưu vong.
5. Trong văn bản có 2 giọt nước mắt:
* Giọt nước mắt của người thổ hào: Người thổ hào khóc vì tiếc thương cho cái chết của những người lính đã hy sinh trong trận chiến.
* Giọt nước mắt của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua tôi Lê Chiêu Thống khóc vì tủi nhục, xấu hổ khi bị quân Tây Sơn đánh bại.
Nhận xét:
* Hai giọt nước mắt trong văn bản là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát, tủi nhục.
* Những giọt nước mắt này là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
* Những giọt nước mắt này cũng là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình.
Em tham khảo nhé:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Các tác giả cũng được chửng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngan, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cà những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.
Tác giả dòng họ Ngô gia là những trung thần của nhà Lê, có thể nói là đối nghịch với phong trào Tây Sơn nhưng họ lại ca ngợi Quang Trung - Nguyễn Huệ là vì: trước thiên tài của ông (QT) họ đã không thể bỏ qua sự thực nên đã viết thực, viết hay như lời ca ngợi về người anh hùng áo vải (QT) như vậy.