Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì cảu sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

- Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhung duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.

- Cách nhìn độc đáo của tác giả: từ góc độ văn hóa truyền thống, giàu chất thơ.

12 tháng 11 2018

Tác giả đã tô đậm con sông nhiều nét thơ dịu dàng, thơ mộng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính

    + Từ góc nhìn văn hóa truyền thống lịch sử tác giả khắc họa sông Hương với nét tính cách riêng biệt

    + Tái hiện chân thực hình ảnh lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế

    + góc nhìn độc đáo, cách diễn tả phong phú, độc đáo của tác giả

5. Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả. “ Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu...
Đọc tiếp

5. Cảm nhận của anh ( Chị) về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.

 “ Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: Màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo nên một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thưở ấy các cô dâu vẫn mặc trong tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan hiền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng sông”

( Trích: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- Hoàng Phủ Ngọc Tường)

0
3 tháng 3 2016

         T­ư t­ưởng “Đất nư­ớc của nhân dân” đã đ­ược tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ “Đất nư­ớc” như­ng đó cũng chính là t­ư t­ưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về đất nư­ớc trong đoạn thơ.

         Đất nư­ớc đ­ược cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nh­ưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nư­ớc với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con ngư­ời bình dị:

                               Những ngư­ời vợ nhớ chồng góp cho đất n­ước những núi Vọng phu

                               Cặp  vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái...

                               Ngư­ời học trò nghèo góp cho đất nư­ớc mình núi  Bút non Nghiên.

        Nhìn vào thiên nhiên đất n­ước, nhà thơ đã “đọc” đ­ược tâm hồn, những ­ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con ng­ười. Từ đó tác giả cảm nhận đ­ược một chân lí hiển nhiên và sâu xa:

                             Ôi đất n­ước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,

                             Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

         Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nư­ớc và giữ nư­ớc của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi ng­ười đều nhớ, mà tr­ước hết nhắc đến vô vàn những con ngư­ời bình th­ờng, vô danh, những ng­ười “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nh­ng chính họ đã làm ra đất n­ước”.

          Đất nư­ớc còn đư­ợc cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những ph­ơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là ngư­ời sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là ng­ười sáng tạo và l­ưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã đư­ợc kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất n­ước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất n­ước của nhân dân”.

7 tháng 5 2018

Sông Hương khi chảy vào thành phố mang vẻ đẹp riêng:

     + Vẻ man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông

     + Con sông giờ đây được khám phá, phát hiện ở sắc thái, tâm trạng

    + Sông Hương gặp thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, đặc biệt êm dịu, lãng mạn

    + Ngòi bút tác giả thăng hoa khi tái hiện những cảm nhận tinh tế, liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ

- Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

18 tháng 8 2017

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe