Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cả gia đình tôi sống vui vẻ, thoải mái là nhờ mẹ tôi.
Trong những buổi tiệc mừng sinh nhật của tôi, cha lo thổi bóng, bày bàn tiệc, chụp ảnh
Tôi té xuống đất, mẹ vội chạy lại đỡ tôi dậy, còn cha thì khoát tay ra hiệu mẹ tránh ra
Theo mình nghĩ hình ảnh " Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ.
Vì đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão". Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm" bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu!
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Hai câu thơ này nằm trong tác phẩm Nguyễn Văn Trỗi của nhà thơ Lê Anh Xuân, sáng tác năm 1968 thuộc thể loại trường ca.
Toàn văn bài thơ:
Khi Anh gọi Bác ba lần
Lòng anh như thấy được gần Bác thêm
Anh chưa được tận mắt nhìn
Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời
“Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi!
Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ
Trung thu gặp Bác trong mơ
Kính yêu cháu hát: “Bác Hồ Chí Minh”…
Giờ đây trước phút tử hình
Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây
Bác hôn cháu, Bác cầm tay
Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần”
Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Triệu người đáp lại ầm ầm bốn phương
Tiếng hô gặp núi, núi vang
Gặp sông, sông hát, gặp rừng, rừng ca
Bác Hồ khi hiện vào ta
Như tên bật ná, thác sa khỏi ghềnh
Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh!
Đã thành vũ khí, đã thành niềm tin
Đã thành lời hứa thiêng liêng
Lửa thiêu chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan
Cổ gông cổ vẫn thét vang
Tay còng tay vẫy vẫn ngàn cánh tay
Bác là non nước, trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
“Việt Nam muôn năm!”
Việt Nam, Tổ quốc muôn năm
Nơi ta yêu quý muôn vàn của ta
Dù đây trường bắn Chí Hòa
Đất chân ta đứng vẫn là của ta
Sau lưng ta cả quê nhà
Nơi lưng ta tựa ấy là Trường Sơn
Là bờ ruộng, lối cỏ mòn
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
Là Thu Bồn mặt nước xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca
Là hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Là trưa tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Là Việt Nam! Là Việt Nam!
Biển Đông một dải xanh lam cõi bờ
Việt Nam đất nhạc, đất thơ
Chân mây điểm trắng cánh cò quê hương
Đầm sen nở trắng, nở hường
Đêm trăng thơm dịu những đường sầu riêng
Việt Nam xứ sở thần tiên
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chan
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha.
--
Phân tích:
Sự vật được so sánh: Trường Sơn; Cửu Long
Sự vật dùng để so sánh: chí lớng ông cha; lòng mẹ bao la
(Lý thuyết: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt)
- Cấu tạo của phép so sánh ở hai câu thơ trên có điểm đặc biệt là dùng dấu 2 chấm ":" thay cho từ so sánh.
Đáp án:
- Nếu căn cứ theo SGK Ngữ Văn lớp 6 thì phép so sánh trong hai câu thơ trên thuộc loại so sánh ngang bằng.
- Nếu đi sâu vào chi tiết thì phép so sánh trong hai câu thơ trên thuộc loại so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng (so sánh chí lớn ông cha và lòng mẹ bao la với cái trừu tượng (không xác định) là Trường Sơn và Cửu Long để nêu bật và ca ngợi).
+ Ví dụ một số câu ca dao so sánh giống như trên:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Em thích nhất chi tiết này trong bài văn: "Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.
-Vì những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. Không ai là hoàn hảo, vì vậy hãy nhìn vào ưu điểm của người đó thay vì đánh giá những lỗi lầm hoặc sai sót nhỏ.
Em thích nhất chi tiết "Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"
Vì trong cuộc sống , chúng ta có thể gặp được nhiều người có tấm lòng nhân ái.Họ sẵn sàng mở lòng giúp đỡ chúng ta.Nên , để bù đắp cho sự tốt bụng đó của họ thì chúng ta cần yêu quý những người cư xử tốt với chúng ta, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.Cuộc đời không phải là dài vô tận , nó rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu
=> Biện pháp tu từ nhấn mạnh tình cảm yêu thương và sự hy sinh cao cả của người mẹ qua những câu thơ . Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con đã thể hiện sự hy sinh. Tác giả cũng so sánh Mẹ như ngọn gió quạt mát cho con yên giấc . Làn gió của mẹ là sự yên bình trong giấc ngủ của con.
Tác giả đã cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ từ:
a. khi đi làm.
b. khi đi học.
c. khi còn bé.
d. khi trưởng thành.
Chọn ĐÚNG hoặc SAI vào ô trống sau các ý sau:
1.Mẹ đã lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn, dìu từng bước đi khi tác giả còn bé.Đ
2.Khi đã trưởng thành, bàn tay mẹ còn chuẩn bị giường cho tác giả ngủ mỗi tối.S
3.Mẹ đã dạy tác giả tự lau khô những giọt nước mắt mỗi khi buồn đau, thất bại.S
4.Chính đôi bàn tay mẹ đã chọn chiếc áo cưới cho ngày vui của tác giả.Đ
Theo em, vì sao tác giả nói không có điều gì kì diệu và quý giá hơn đôi bàn tay mẹ?
Nêu hai việc em làm để mẹ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
- Được điểm cao
- Tự làm bài tập về nhà
- Giúp đỡ mẹ làm việc nhà,...
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về đức hi sinh của cha mẹ?
a. Con có cha như nhà có nóc.
b. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
c. Con hơn cha là nhà có phúc.
d. Cha sinh, mẹ dưỡng.