Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý bài văn tả một nghệ sĩ hài số 1
I. Mở bài
Giới thiệu nghệ sĩ hài mà em luôn yêu thích.
II. Thân bài
– Vài nét về người nghệ sĩ hài.
– Tại sao em yêu thích người nghệ sĩ đó (diễn xuất, tính cách, ngoại hình…)
– Nêu vài kỉ niệm với người nghệ sĩ em yêu thích ví dụ như các chương trình nghệ sĩ đó gắn bó.
– Nghệ sĩ đó mang lại điều gì cho em và gia đình ? (tiếng cười, thư giãn,giải trí)
III. Kết bài
Hãy nêu tình cảm riêng của bản thân đối với người nghệ sĩ hài.
Dàn ý bài văn tả một nghệ sĩ hài số 2
1. Mở bài: Giới thiệu nghệ sĩ hài em định kể.
Trong số các diễn viên hài, em ấn tượng nhất với chú Tự Long. Chú là người mà em yêu thích và chờ đợi nhất trong mỗi chương trình.
2. Thân bài:
• Ấn tượng của em về nghệ sĩ (khuôn một, dáng vẻ, lối diễn xuất...)
+ Chú thông minh và ứng biến tài tình trước mọi tình huống trên sân khấu.
• Tình cảm của em và mọi người (người thân, bọn bè) dành cho nghệ sĩ đó
+ Bạn bè em và nhiều khán giở khác cũng rất yêu thích chú Tự Long. Mọi người thường hào hứng và nhiệt tình cổ vũ sau mỗi bài hát hay câu nói hài hước của chú.
+ Em luôn mong chờ sự xuđt hiện của chú Long nhất. Phong cách, dáng vẻ, nụ cười, giọng hát của chú luôn có nét độc đáo và có sức thu hút với em.
+ Em cũng đã học thuộc được khá nhiều bài hát của chú.
3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em dành cho nghệ sĩ.
- Em mong sẽ có dịp nào đó được gặp và xem chú Tự Long biểu diễn ngoài đời thường.
- Em mong chú sẽ có thật nhiều sức khỏe để mang đến cho khán giả mọi miền đốt nước nhiều "thang thuốc bổ" hơn nữa.
Dàn ý bài văn tả một nghệ sĩ hài
I. Mở bài
Giới thiệu nghệ sĩ hài mà em luôn yêu thích.
II. Thân bài
– Vài nét về người nghệ sĩ hài.
– Tại sao em yêu thích người nghệ sĩ đó (diễn xuất, tính cách, ngoại hình…)
– Nêu vài kỉ niệm với người nghệ sĩ em yêu thích ví dụ như các chương trình nghệ sĩ đó gắn bó.
– Nghệ sĩ đó mang lại điều gì cho em và gia đình ? (tiếng cười, thư giãn,giải trí)
III. Kết bài
Hãy nêu tình cảm riêng của bản thân đối với người nghệ sĩ hài.
Dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chít lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chín
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với em và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả.
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó.
Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày, bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây". Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Bn tham khảo link này nhe :
Lập dàn ý tả nghệ sĩ hài mà em yêu thích lớp 5 - Dàn ý tả nghệ sĩ hài mà em yêu thích - VnDoc.com
#Hoctot
.
. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
Dàn ý tả cây bút máy :)
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy.
- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.
1. Mở bài: - Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
Hay: - Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
- Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
- Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em
<Tham khảo nha>
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
Bài tham khảo 1
A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Bài làm
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.
Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.
Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
1. Dàn ý : A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Bài Văn nè
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.
Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.
Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.