Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi khi cần mua vật dụng gì, em hay đến cửa hàng bách hoá thiếu nhi ở đầu chợ. Nơi đó, chẳng những có bán rất nhiều thứ mà còn có chị bán hàng rất vui vẻ, biết chiều khách.
Chỉ mới nhìn chị thôi, người ta đã có cảm tình ngay: gương mặt đầy đặn, trắng trẻo, má lúm đồng tiền. Nhất là những lúc tiếp chuyện với khách, ánh mắt chị ân cần, lịch sự và miệng cười tươi tắn. Trên mái tóc dài chấm ngang bờ vai đen nhánh, chị cài một chiếc băng đô màu hồng nên có vẻ vừa thướt tha vừa gọn gàng.
Tuy là cửa hàng bách hoá thiếu nhi nhưng lại có bán đủ thứ: từ tập, viết, thước, đồ chơi đến xà bông, bột ngọt… cho nên khách hàng rất đông, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nữa. Một vài người đi đi lại lại ngắm nghía hàng hoá bày trên chiếc kệ dài treo sát tường, còn số đông tập trung trước mặt quầy, chồm cả người lên, tay cầm tiền giơ cao tranh nhau mua hàng trước.
– Bán cho tôi một bịch xà bông.
– Bán cho tôi hai hộp sữa.
– Cái cặp đó giá bao nhiêu vậy cô?
Khách háng dồn dập; chị tất bật vã mồ hôi mà vẫn không tỏ vẻ bực bội. Giá được quen biết chị em sẽ không ngần ngại vào phụ bán với chị ngay. Nhưng chị thật nhanh nhẹn tay vừa thoăn thoắt lấy hàng cho người này, miệng đã vồn vã trả lời cho người kia, luôn niềm nở, lễ phép với mọi người:
– Thưa bác, chịu khó đợi cháu một chút.
Do đó, dù có chờ đợi hơi lâu nhưng không một ai phiền lòng cả. Thấy em còn đứng phía ngoài, chị ngóng lên hỏi:
– Em mua gì đó?
– Chị bán cho em hai quyển tập.
Chị nhoẻn miệng cười:
– Nãy giờ chị tưởng em đứng ngắm hàng. Thôi được, có ngay!
Hai quyển tập được gói lại cẩn thận, chị đưa cho em. Trả tiền xong, em lật đật ra về.
Chị bán hàng ấy rất vui vẻ, nhã nhặn, thảo nào cửa hàng chị bán đắt là phải.
Đường Lê Duẩn Trung tâm thương mại huyện Tân Châu, nơi gia đình em ở có khoảng hai trăm hộ, phần lớn là dân buôn bán và cán bộ Nhà nước. Cạnh nhà cậu Út, nhà nào cũng có cửa hàng buôn bán cần thiết phục vụ đời sống bà con trong xóm cũng như khách thập phương hàng ngày. Trong cửa hàng mà gia đình em thường đến đây để mua sắm, do cô Cẩm phụ trách.
Em rất thích cô vì cô có thái độ phục vụ niềm nở và chu đáo đối với khách hàng. cô Cẩm khoảng ba mươi tuổi, dáng người cân đối. Chị có mái tóc đen huyền xõa ngang vai rất phù hợp với gương mặt trắng hồng xinh đẹp. Làn mi dài cong vút với đôi mắt long lanh như biết cười, biết nói. Đôi môi phơn phớt hồng càng làm cho nụ cười của cô thêm thân thiện dễ gần. Mỗi lần cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp. Vì thế, khách đến mua hàng rất thiện cảm với cô Cẩm. Cửa hàng của cô, hàng hoá được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nên những lúc đông khách, đôi tay nhanh nhẹn của cô chỉ vài động tác quen thuộc là vớ đúng món hàng mà khách hàng cần đến. Không để khách phải đợi lâu, cô luôn tươi cười giới thiệu các chủng loại mặt hàng và giá trị sử dụng hợp với túi tiền của người dân ở xa đến cũng như bà con lối xóm khi cần. Không ba ngoa, nói thách như những người bán hàng trong khu phố chợ, cô dịu dàng giải thích những gì khách hàng chưa rõ và đổi lại hàng theo yêu cầu của khách. Đối với những khách hàng khó tính, cô vui vẻ lựa lời sao cho “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Em chưa bao giờ thấy cô gắt gỏng với người mua hàng. Bởi vậy, nên cửa hàng của cô lúc nào cũng đông khách. Người vào mua đồ cũng có, người đến xem hàng cũng có. Thật là một cửa hàng nhộn nhịp. Ai cũng vui vẻ nhận thấy: cô Cẩm là người bán hàng có duyên tạo được nhiều thiện cảm với khách hàng. Mỗi khi thưa khách, em mới có dịp nhỏ to cùng cô: cô Cẩm ơi! cô hay ghê, chỉ tích tắt đã giải quyết xong công việc một cách nhanh chóng. Em ngồi nãy giờ mãi mê xem cô bán hàng mà quên mất, cô bán cho em một bọc ống hút và viên xà phòng hiệu “Cỏ may” bạc hà mà mẹ cháu thường đến mua chọn nhé! Có ngay… để cô lấy cho cháu, nhanh như cắt mọi thứ đã được vào túi nylon gọn gàng. Công việc buôn bán là thế đấy. Tuy vui thật nhưng thật khó, không như chúng tôi thường tổ chức “nhà chòi” về việc mua bán hàng. Khi có khách đến đông thì đòi hỏi phải nhanh và vui tươi chiều khách như cô Cẩm mới có thể giải quyết xong cong việc một cách nhanh chóng và thu hút khách như thế này.
Em yêu cô Cẩm, cô đúng là người hàng xóm thân thiết nhất của mọi người và mọi nhà cũng như khách thập phương.
Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng.
Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người.
Vì trong giờ chú đang làm nhiệm nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội.
Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương.
Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống.
Sông Đuống quê em đẹp như một bức tranh. Dòng sông là người bạn thân thiết gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em.
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.
HỌC TỐT
#Crazy#
Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một ki nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh.
Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác j` một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ!
Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Những ngày nghỉ ở bãi biển Sầm Sơn trôi qua thật mau nhưng cảnh bình minh trên biển luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí em, một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buổi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.
Hoặc bn tham khảo bài này:
Nhân dịp nghi hè về thăm ngoại, em đã được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và đầy sức sống trên quê hương Đồng Tháp thân yêu.
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy ra sân. Khí trời se lạnh. Gió thoảng khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía Đông, mặt trời tròn xoe, ửng hổng còn e ấp nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rải quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh cả cánh đồng. Ở đậy, lúa đang mơn mởn thì con gái, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn xa, cánh đồng trông giống như một thảm cỏ xanh rờn nhấp nhô theo làn sương sớm, trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh. Sương tan, ánh nắng chan hoà, cánh đồng quê em như một bức tranh tuyệt đẹp. Em say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu nay em chưa được thưởng thức ở thành phố Hố Chí Minh nơi em ở.
Đến khi vừng hồng thực sự hiện ra rực rỡ giữa bầu trời mây trắng thì cả làng xóm như bừng lên dưới ánh nắng bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Đằng xa, em đã thấy thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của tổ làm cỏ lúa trên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa hoà cùng tiếng lội nước bì bõm của các cô chú xã viên tranh thủ đi làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên. Em khoan khoái bước nhẹ dọc bờ kênh. Ánh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá lòng tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi lặn xuống nước mất tăm để lại những vòng tròn lan xa. Trong không khí yên ắng ấy bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hoà cùng tiếng khua mái chèo của ai đó. Đàn chó ùa ra bờ sông cất tiếng sủa ăng ẳng với theo. Em bước vội vào khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh, mái đầu bạc thân yêu của bà em đang lúi húi nhổ cỏ bắt sâu.
Một ngày mới đang bắt đầu trên quê em. Được thưởng thức buổi bình minh đẹp vào ngày hè, trên quê ngoại thân yêu, em thêm vui khỏe, lạc quan và thêm yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai sau góp phần làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp, ấm no hơn nữa.
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng
những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.
Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I – Đố vui để học – HuyệnCần Giờ – niên khoá 2011 – 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.
Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.
Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng
những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thông mà em có dịp quan sát.
BÀI LÀM 1
(Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn)
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng
những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
BÀI LÀM 2
(Tả một đồ vật trưng bày ở nhà truyền thống: cờ giải Đố vui để học)
Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.
Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.
Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.
Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng.
Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người.
Tại vị trí giao thông đó, ngày nào cũng xuất hiện chú đứng đó để điều khiển. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc hon-đa đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: “Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba”. Bây giờ một cô nhảy xuống đón xe buýt. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát.
Vì trong giờ chú đang làm nhiệm nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội.
Ngay cạnh trường học của em có một trạm cảnh sát giao thông để điều tiết giao thông cho mọi người. Ở trong trạm có rất nhiều chú cảnh sát giao thông mặc quân phục màu vàng khi hoạt động. Hôm nào chúng em cũng có thể nhìn ngắm các chú điều khiển phương tiện giao thông.
Hôm nay vào giờ học thể dục, thầy giáo ốm nên cho chúng em ngồi chơi. Em ngồi cạnh bồn hoa và nhìn ra phía ngoài đường thấy chú cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông. Chú cảnh sát giao thông mặc bộ quần áo màu vàng, đội mũ vàng, cổ đeo một chiếc còi và tay cầm một cái gậy để điều khiển xe.
Ánh mắt chú quan sát khắp mọi các con đường, rất chăm chú để phát hiện ra lỗi sai phạm của người tham gia giao thông. Khi dòng xe quá tải, đường chật ních, chú vừa thổi chiếc còi vừa vẫy tay để mọi người đi qua. Đoạn đường này không có đèn tín hiệu giao thông nên việc điều khiển của chú công an giao thông rất vất vả. Em thấy chú lọt thỏm giữa dòng xe đi vội vã. Tiếng còi không ngừng vang lên, tay cầm gậy vẫy vẫy và chỉ hướng đi để mọi người đỡ bị cản trở. Thông thường vào giờ cao điểm thì chú phải hoạt động nhiều nhất.
Những giờ bình thường trong ngày chú đứng ở bốt và ra ngoài đường ngắm những chiếc xe chạy quá tốc độ, rẽ đường không đúng nơi quy định, không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định. Những điều này đều được chú công an nắm rõ và xử lý rất tốt.
Mặc dù người đi xe rẽ ở xa nhưng bằng con mắt tinh tế của nghề chú rất dễ để phát hiện ra. Có hai mẹ con đi xe nhưng không đội mũ bảo hiểm, chú đã thổi còi và yêu cầu họ xuống xe xuất trình giấy tờ. Chú xử lý đúng luật, rất nghiêm hành vi vi phạm này.
Em thấy công việc của chú công an giao thông điều khiển phương tiện giao thông rất vất vả nhưng các chú vẫn hoàn thành tốt công việc.
Bài tham khảo 2
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn.
Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh. Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào, tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc hon-đa đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô ngượng ngùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Bây giờ một cô nhảy xuống đón xe buýt. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát.
Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này. Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.
UHHHHHHH cùng chơi gunny nè :>>
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đối với em, quê hương có rất nhiều ý nghĩa. Em yêu cây đa đầu làng, yêu cánh đồng lúa rộng mênh mông, yêu dòng sông êm đềm...và yêu bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây đa.
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nơi có những cánh diều tung bay, những cánh đồng xanh mãi tận chân trời, những cánh cò nghiêng nghiêng chao lượn. Trong kí ức tuổi thơ yên bình ấy, bà cụ bán hàng nước ghi lại dấu ấn vô cùng sâu đậm. Mọi người trong làng gọi bà là bà Tư. Bà Tư đã bước sang tuổi bảy mươi – độ tuổi xế chiều. Dấu vết của thời gian đã in sâu lên cái lưng còng của bà. Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và chấm đồi mồi nhưng lại hồng hào, phúc hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Vết chân chim tràn đầy nơi khóe mắt đã minh chứng cho quãng đời vất vả nhọc nhằn mà bà trải qua. Thế nhưng, ánh mắt hấp háy của bà lại tinh tường lắm, dường như có thể nhìn thấu mọi chuyện trên đời. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước, vẩn gọn gàng xung quanh đầu rồi vòng ra bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đen. Miệng bà lúc nào cũng móm mém nhai trầu. Đôi bàn tay bà nhăn nheo và trai sạn, những đường gân chằng chịt nổi rõ lên.
Bà Tư là người hiền lành, tốt bụng. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi người chồng và ba người con trai yêu quý của bà. Rời khỏi cuộc chiến, bà trở về quê hương, được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Ai nghe đến nỗi bất hạnh cuộc đời bà cũng ngậm ngùi xót xa, chỉ riêng bà luôn bình tĩnh và nở nụ cười hiền hậu. Quán nước bà dựng dưới gốc cây đa, đã hơn hai mươi năm qua đi. Ngày ngày, khi ánh bình mình dần buông xuống khắp làng quê, bà lọ mọ chuẩn bị nước, bánh trái rồi gánh chiếc đòn gánh trên vai. Thân hình gầy gò của bà đổ ngả theo ánh nắng, tiến về phía mái rơm dưới gốc cây đa. Cả ngày dài, bà cứ lặng lẽ ngồi đó, mọi người đi qua chào hỏi, bà sẽ ân cần đáp lại. Giọng bà không rõ ràng, rành mạch như ngày còn trẻ nhưng ấm áp và thân thiết lạ thường. Lũ trẻ trong xóm chúng em ai cũng yêu quý và hay quấn quýt lấy bà.
Tuổi già cô đơn, bà coi mọi người như những người thân thiết trong gia đình, đối xử rất tử tế. Bà sẵn sàng mời khách cốc nước chè thanh thanh, ngọt ngọt để xua tan mệt mỏi, nhọc nhằn. Những chiếc bánh bà tự tay gói thường trao tay những đứa trẻ con để dỗ chúng nín khóc. Bà âm thầm, lặng lẽ trở thành một phần của mái đình, cây đa, trở thành một phần không thể thiếu của vùng quê yên bình này. Khách thập phương dừng chân nơi đây đã coi bà là biểu tượng cho nơi họ vô tình đi qua. Những người con xa quê hương mỗi khi nhớ về quê nhà cũng luôn bồi hồi nhớ đến hình ảnh bà cụ hiền hậu thường ngồi trong ánh chiều tà của quán nước đầu làng ngày xưa.
Hình ảnh bà cụ lưng còng trong chiếc áo bà ba màu nâu như màu của đất và hương vị của trà của bánh bà Tư đã trở thành hình ảnh tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người trên quê hương em. Em rất yêu quý và thương bà. Từ trong sâu thẳm trái tim, em mong bà sẽ luôn hạnh phúc, mặc cho cuộc đời đã nhiều nỗi đau.
# học tốt!