Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống khi đó áp suất không khí tăng đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tai ngoài cao hơn áp suất ở tai giữa) khiến màng nhĩ bị đẩy về phía trong. Nếu vòi nhĩ mở, thông tai giữa với họng hầu làm tăng áp suất không khí ở tai giữa, màng nhĩ bị đẩy nhanh chóng về vị trí cũ. Sự di chuyển nhanh của màng nhĩ gây nên tiếng động trong tai.
Vì những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,.... hay tiếp xúc với âm thanh cường độ cao trong thời gian dài, nó gây tổn thương cho các tế bào thính giác trong tai. Các tế bào này chịu áp lực và bị hủy hoại, dẫn đến giảm khả năng nghe. Từ đó họ dễ bị giảm thính lực, khó nghe, ù tai.
Tham khảo :
- Ví dụ các trường hợp cần tăng áp suất:
+ Ngày tết bố mẹ em hay xếp bánh chưng ra mặt bàn và dùng vật nặng đè lên làm tăng áp lực lên bánh, tạo áp suất lớn ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn.
+ Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào tường vì khi đóng mũi đinh vào tường sẽ làm giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên tường giúp đinh xuyên vào tường được dễ hơn.
- Ví dụ các trường hợp cần giảm áp suất:
+ Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường để tăng diện tích mặt ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
+ Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm, người đỡ đau lưng hơn khi nằm trên phản gỗ vì đệm mút dễ biến dạng làm tăng diện tích tiếp xúc giúp giảm áp suất tác dụng lên thân người.
Ruộng bị chua là ruộng có môi trường acid, pH < 7. Ruộng càng chua thì pH càng thấp. Khi bón vôi cho ruộng, vôi sẽ trung hoà acid làm cho pH của môi trường tăng lên
Tham khảo!
Ví dụ: Khi lặn trong biển
Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.
Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.
Tham khảo!
Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lược ra xa đầu, tóc có thể bị hút theo chiếc lược. Bởi vì khi chúng ta chải đầu bằng lược nhựa thì lược nhựa với tóc ma sát với nhau nên electron dịch chuyển giữa 2 vật nên 2 vật nhiễm điện khác loại, vì thế nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
Tham khảo!
Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.
Con người, dù sinh sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại, vẫn có khả năng duy trì sức khỏe nhờ vào hệ thống phòng thủ đa tầng, bao gồm các yếu tố sinh học và hành vi chủ động.
Hệ thống miễn dịch, đóng vai trò là lá chắn đầu tiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập. Hệ thống này bao gồm các tế bào bạch cầu, cơ quan như tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, thymus và các protein miễn dịch như kháng thể. Khi vi khuẩn tấn công, các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng, đồng thời kháng thể sẽ gắn kết và vô hiệu hóa vi khuẩn.
Da, rào cản vật lý quan trọng, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì da với các tế bào sừng chết xếp chồng tạo thành lớp màng bảo vệ, chống thấm nước và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn trên da cũng đóng vai trò bảo vệ: mồ hôi chứa chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, bã nhờn giúp da mềm mại và có tính axit nhẹ, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn phát triển.
Hệ tiêu hóa, nơi diễn ra cuộc chiến giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại để giành thức ăn và không gian sống, đồng thời sản xuất các chất ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Axit dạ dày cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn.
Hệ hô hấp được bảo vệ bởi các hàng rào vật lý và hóa học. Lông mũi và lông mi lọc bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, chất nhầy trong mũi và khí quản bẫy vi khuẩn. Ho và hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy ra khỏi cơ thể.
Hành vi vệ sinh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lây lan vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là biện pháp hiệu quả nhất. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nấu chín thức ăn kỹ lưỡng, sử dụng nước an toàn là những hành vi thiết yếu cần được tuân thủ.
Nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng này, con người có thể tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. TGH
Trường hợp máy bay đang giảm nhanh độ cao để hạ cánh hay xe đi từ núi cao xuống khi đó áp suất không khí tăng đột ngột, làm mất cân bằng áp suất giữa tai giữa và tai ngoài (áp suất ở tai ngoài cao hơn áp suất ở tai giữa) khiến màng nhĩ bị đẩy về phía trong. Nếu vòi nhĩ mở, thông tai giữa với họng hầu làm tăng áp suất không khí ở tai giữa, màng nhĩ bị đẩy nhanh chóng về vị trí cũ. Sự di chuyển nhanh của màng nhĩ gây nên tiếng động trong tai.