K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2020

Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.

Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….

Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.

Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.

Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.

Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.

Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

21 tháng 12 2017

Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Hóc Môn(1). Trên cánh đồng quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều(2). Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim Đại bàng dũng mãnh(3). Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em(4). Em yêu quê hương của mình(5). 
- So sánh: 
Vế A: Từ “cánh diều”. 
Vế B: từ “cánh chim Đại bàng”. 
Từ so sánh: từ “như”. 
- Nhân hóa: Từ “mỉm cười”, vui đùa”.

21 tháng 12 2017

Thiếu 1 biện pháp nữa 

CM
30 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

Cuối năm là khoảng thời gian để mọi nhà sắm sửa, chuẩn bị cho năm mới. Gia đình em cũng vậy, cứ đến 28 Tết là cả nhà lại cùng nhau đi chợ Tết. Chợ Tết ở quê em nằm ở ngay trung tâm xã. Tuy không quá to nhưng không khí phiên chợ Tết vô cùng nhộn nhịp, rộn ràng. Ngay từ sáng sớm, các cô bác bán hàng đã rục rịch bày bán những mặt hàng của mình. Đây là hàng hoa đào, hoa ly thắm rực sắc màu. Năm nào khu vực này cũng đông đúc nhất. Còn ở góc kia là hàng bán quần áo, giày dép. Đằng kia nữa là khu bán các mặt hàng thực phẩm phục vụ cho ngày Tết. Khắp cả chợ vang lên tiếng chào mời của những người bán hàng và tiếng trao đổi, mặc cả của những người mua hàng. Các em nhỏ theo mẹ đi chợ, từng bước chân lon ton trông mới đáng yêu làm sao! Em rất thích khung cảnh chợ Tết quê em. Nó mang đậm màu sắc truyền thống quê hương, đồng thời cũng thắp lên không khí tưng bừng cho một năm mới đến.

 

 

30 tháng 12 2022

em cảm  ơn ạ vuivui

14 tháng 3 2016

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm .Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước .gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân .Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt .Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa .khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rồi,ngày tết cũng cận kề .Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ .Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn .Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua .Mai bắt đầu rụng .Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc .Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân .Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân .Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

14 tháng 3 2016

Khí trời khi xuân về bỗng tươi đầy sức sống với những cánh mai vàng thanh khiết khắp nơi nơi. Hoa mai mang xuân về với vạn vật. Đối với mọi nhà,không khí tràn ngập niềm vui sum họp sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn khi trong nhà có một chậu mai vàng. Quả thật, hoa mai tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa đẹp,là hoa không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về ở miền Trung quê tôi. Nhà tôi cũng vậy, trước Têt vài ngày, bố mẹ tôi đã mua một chậu mai thật đẹp để chưng tết.

Từ góc phòng khách,cây mai trông thật rực rỡ.Cây cao khoảng một mét rưỡi với thế rồng cuộn đẹp mắt được đặt trong chậu sứ trắng.Ở cây mai toát lên vẻ đẹp của thân,lá,cành,hoa. Gốc cây màu nâu sẵm ta bằng bắp tay ta bằng chân. Thân cây chia làm nhiều chánh,nhiều cành mảnh,vươn dài đến bên cửa sổ đến bên đón ánh nắng xuân,lay nhẹ theo làn gió mang mùa hương phảng phất. Thế uỷên chuyển của cành mai gợi cho ta nét thanh khiết của bà chúa Xuân. Đây là loại hoàng mai nên lá non nhỏ nhắn đầy sức sống,màu nâu đậm một chút.Lá thon dài,trông chỉ ngắn hơn lá trúc Nhật một chút.Hoa mai khi nó nở gắn thành chùm thưa thớt,không đơm đặt như hoa đào.Lúc ấy trông thân cây chỉ toàn bao phủ một màu vàng óng ánh.Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng màu vàng của hoa là nét đặc trưng mà tạo hoá đã ban tặng cho nó. Từ mấy ngày trước tết,cây mai đã gần như bỏ hết lá để dồn sức ra những nụ hoa nhỏ xinh đang chúm chím bên cạnh những bông hoa xoè ra năm cánh thành một tầng,phô sắc óng mượt,vàng mượt như tơ.Nhìn từ xa ta có thể liên tưởng đến một đàn bướm vàng rập rờn múa lượn trong gió xuân chào đón một năm mới đang về.Nhuỵ hoa kết hợp hai màu vàng, xanh tạo nên cho hoa một vẻ đẹp hài hoà thuận mắt.Những chùm hoa vàng đung đưa càng thêm nổi bật với những chùm nụ ngời màu ngọc bích,màu xanh ấy tượng trưng cho một sức sống mãnh liệt được nuôi từ nguyên khí đất trời.Hương hoa mai không ngào ngạt,sực nức như hoa sữa,không dịu nhẹ như hoa hồng. Mà là một mùi hương nửa thực nửa hư,ai tinh ý lắm mới thưởng thức được mùi hương kì dịu ấy.Một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp xinh xinh gắn bên những cánh hoa.Từ ngày có cây mai,không khí trong nhà thêm ấm cúng,vui vẻ.Hằng ngày,tôi cùng bố tỉa lá,sửa cành tưới nước cho mai thêm đẹp.Tết càng đến gần,cây mai nhà tôi càng rực rỡ…

Một mùa xuân mới cùng bao nhiêu niềm vui mới đang về trên những cành mai tươi thắm toát lên vẻ tinh khiết cùng sức sống mùa xuân. Năm nay,mai cùng nhà tôi đón một cái tết thật vui,thật đằm ấm.
 

14 tháng 1 2018

Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.

14 tháng 1 2018

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

31 tháng 1 2016

Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

31 tháng 1 2016

chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém

19 tháng 3 2021

Biển là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là nơi ôm ấp bao hoài bão ước mơ của con người dân biển, là nơi mang lại cho nơi đó một sự phù phú, êm dịu và man mác nơi trái tim mỗi người mỗi khi đứng trước biển.

Biển đẹp lắm, mỗi một thời gian trong ngày biển lại khoác lên mình một chiếc áo lộng lẫy khác nhau, mang một vẻ đẹp và một tâm hồn mới. Buổi chiều khi nắng trải dài buông những tia nắng cuối ngày yếu ớt xuống cảnh vật xung quanh biển lại nhẹ nhàng hòa mình vào nhịp sống vào cảnh vật cuối ngày. Vào mỗi thời điểm biển lại mang đến cho con người cảm giác thư thái, những cảm xúc mới mẻ về cuộc sống tạo nên những sắc màu mới lạ cho con người.

Ánh nắng dịu nhẹ lan xuống như đùa giỡn với từng con sóng nhấp nhô trên biển, mang theo cảm xúc tiếc nuối, yêu mến thiên nhiên, cảnh vật nhạt nhòa. Ngoài khơi từng con thuyền đã cùng nhau cập bến để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Gió thổi cánh buồm phơi phới như đang hòa cùng gió hát vang bài ca của biển. Đâu đó ánh lên nụ cười giòn vang của những người dân chài lưới với những khoang cá đầy.

Biển lúc này không còn màu xanh lam ngọc bích nữa mà thay vào đó là một chiếc áo kim cương lấp lánh. Trong mắt tôi biển thật đẹp và tôi như một sinh vật nhỏ bé đang chờ biển nhẹ nhàng ôm ấp trong vòng tay dịu hiền. Biển thật đẹp dù là bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống, biển thật hiền hòa dịu êm. Nếu yêu biển hãy đến bên biển để được ngắm nhìn, được chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ mà rất dịu hiền êm ả.

19 tháng 3 2021

Tham khảo:

Từ lâu khi nhắc đến Đà Nẵng là người ta không quên tặng cho thành phố này cái tên - thành phố biển. Đà Nẵng - quê hương yêu dấu của tôi đã nhận được sự ưu ái của thiên nhiên bởi có rất nhiều cảnh đẹp, đặc biệt là có biển hoang sơ và quyến rũ hệt như một bức tranh đẹp mà người họa sĩ đã kỳ công vẽ lên.

Biển Mỹ Khê là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Khác với những bãi biển khác, biển ở đây có những đợt sóng xô thật nhỏ chứ không hề mãnh liệt, ồn ào. Nước biển ở đây tưởng như có ai đó vô tình đánh đổ lọ mực xanh xuống nước. Biển xanh và sạch hơn rất nhiều, nước không hề bị ô nhiễm và có độ mặn an toàn là 60%. Đến với biển Đà Nẵng quê tôi, bạn như sẽ thấy được có rất nhiều bãi tắm ở bán Đảo Sơn Trà. Những bãi biển ở đây lại có rất nhiều san hô cũng như một nguồn động thực vật thật phong phú.

 

Bãi tắm có độ dốc lớn làm cho tôi thêm hào hứng hơn. Những dải cát dài trắng mịn như nhung. Chẳng còn gì tuyệt vời hơn là được bước chân dưới cát, nhìn từ xa đã thấy được sóng biển ôn hòa. Không những vậy, nước biển trong xanh ấm áp quanh năm yên ả bên hàng dừa giống hệt chiếc lược khổng lồ đang thơ mộng bao quanh biển và vô tình chải vào mây xanh nữa.

Biển thường đẹp và yên bình vào buổi sáng sớm đó chính là buổi bình minh. Nó dường như vô cùng bình dị cũng như thật thân thương biết bao nhiêu. Biển sớm mai khi ánh nắng mặt trời nhô lên thì toàn cảnh biển giống như một bức tranh tuyệt đẹp và ánh nắng như dát vàng trên biển.

Bình minh như biến thành một tấm gương khổng lồ tuyệt đẹp, tấm gương này cũng đã khéo léo phản chiếu những sinh hoạt rất đời thường của những người dân chài lưới nơi đây. Cũng cùng với vẻ đẹp bình minh trên bãi biển Đà Nẵng thì khi hoàng hôn buông xuống bao phủ thì em cũng thấy được bãi biển Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, bãi biển giờ đây như cũng đã tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh vô cùng diễm lệ cho bất cứ ai khi đến đây.

Du khách khi đến với biển Đà Nẵng chắc chắn còn muốn đến thăm lần nữa, và khi muốn về lại lưu luyến mãi không thôi. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng tự hào về quê hương của mình.

Cái rét se lạnh của mùa đông đã qua đi, những tia nắng ấm áp bắt đầu ló dạng trên bầu trời vốn chỉ có một màu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
– Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

20 tháng 2 2019

Cái rét se lạnh của mùa đông đã qua đi, những tia nắng ấm áp bắt đầu ló dạng trên bầu trời vốn chỉ có một màu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
– Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

2 tháng 1 2022

Tham khảo
 

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

2 tháng 1 2022

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

24 tháng 1 2020

Bạn tham khảo nhé!! :) )

Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.


Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ, tiếng trẻ em nô đùa... Và những chái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.

Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với nhưng chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ trường kỹ bằng gõ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái môt số cây trái tươi để cúng ông bà. Bé Hà thì quanh quần bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.

Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng hấp dẫn.

Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả. Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.

Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật thật vui vẻ, đầm ấm sau mot thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu nhưng buổi sum họp ngày tết như thế này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.