K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ nông nghiệp ở I-xra-en.

Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp.

Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.

Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.

3 tháng 2 2023

Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới

- Nông nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tài nguyên đất, tác động của biến đổi khí hậu,...

- Phát triển nông nghiệp cũng tác động xấu đến môi trường (Ví dụ: gây ô nhiễm môi trường đất, suy thoái đất, ô nhiễm không khí từ thuốc trừ sâu,…).

- Nông nghiệp hiện đại ra đời thể hiện ở các lĩnh vực

+ Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

+ Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

+ Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...

+ Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu. 

- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi.

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Trong nông nghiệp, để tiến hành trồng lúa cần phải sử dụng đất nên đất là tư liệu chủ yếu; khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nông nghiệp: vào vụ thu hoạch lúa nếu thời tiết nắng, khô sẽ thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, tuy nhiên thời tiết mưa, lụt sẽ khiến thu hoạch và bảo quản lúa gặp khó khăn.

3 tháng 2 2023

Các biểu hiện của tăng trưởng xanh

* Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính

- Hầu hết các hoạt động kinh tế đều phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường.

- Sản xuất xe điện hoặc ô tô áp dụng các tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính.

- Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị,... để hướng đến phát triển bền vững.

* Xanh hoá trong sản xuất

- Xanh hoá trong sản xuất bằng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo.

- Phát triển cơ sở hạ tầng - kĩ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

* Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Tạo lập văn hoá tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng,…

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Biểu hiện của tăng trưởng xanh) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Các biểu hiện của tăng trưởng xanh

- Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

- Xanh hoá trong sản xuất.

- Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.

* Ví dụ về các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đã hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây

- Nông nghiệp:

Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Công nghiệp:

+ Dừng các dự án phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường, không triển khai các dự án phát thải lớn như nhiệt điện.

+ Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị.

- Dịch vụ:

+ Hỗ trợ các hoạt động vận tải tạo ra carbon thấp trong ngành du lịch để nâng cao khả năng giảm phát thải.

+ Thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ du lịch “xanh”.

4 tháng 1 2022

A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam:

- Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Thời gian qua, đã có nhiều mô hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ, quy trình nuôi trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho năng suất, chất lượng môi trường cao. Chẳng hạn như: Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa; Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn cho sản lượng 25.000 tấn/năm.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.

Lời giải chi tiết:

Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.

Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.

- Khoa học – công nghệ:

+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.

+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...

Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

26 tháng 5 2021

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước có nền kinh tế phát triển là

A. các sản phẩm của ngành công nghiệp Tphẩm.

B. hàng tiêu dùng.

C. các máy móc, công cụ.

D. khoáng sản, nhiên liệu, nông sản.

 
26 tháng 5 2021

cảm ơn bn