Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cứu trợ 500 triệu trẻ em chỉ tốn 100 tỉ đô, nhưng nó chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B. 1B, và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu
- Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi cần số tiền bằng 10 chiếc tàu bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ
- Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người, chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX, 27 tên lửa MX
- Cần tiền cho 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới
- Tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng với những so sánh đầy thuyết phục trong các lĩnh vực: xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục…
- UNICEF cần 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới gần bằng những chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược Mĩ và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
- Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em châu phi bằng giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu Ni-mít dự định đóng từ 1986- 2000.
- Số tiền cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng không bằng 149 tên lửa MX.
- Tiền trả nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm bằng tiền sản xuất 27 tên lửa MX.
- Tiền đủ xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới bằng tiền đóng góp 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
- Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”
+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;
+ Dẫn chứng về y tế;
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm;
+ Dẫn chứng về giáo dục.
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới
- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em
- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới
Bài 1:- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài 2:- Luận điểm chính của bài là : Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là phải đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình.
Tác giả kêu gọi nhân loại chống lại vũ trang bằng cách: hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".
Tham khảo:
Đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lí của chạy đua vũ trang. Cụ thể:
- Lí lẽ: "Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn."
+ Dẫn chứng về chương trình cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí.
+ Dẫn chứng về y tế: tiền đóng 10 tàu sân may Ni-mít đủ thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm đồng thời bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 14 triệu trẻ em…
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm: tiền làm 27 tên lửa MX đủ trả tiền công cụ cho các nước nghèo để họ làm ra lương thực trong 4 năm…
+ Dẫn chứng về giáo dục: chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đã đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Tham khảo :>
Trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã đưa ra những con số hết sức xác thực, cụ thể minh chứng cho sự tốn kém kinh khủng của cuộc chạy đua vũ trang hết sức vô lí trong suốt nửa sau của thế kỉ XX. Tác giả không đưa ra con số một cách thông thường mà trong phép so sánh với những nhu cầu thiết yếu của con người. Một kế hoạch để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được vì tốn kém 100 tỉ đô la.
Trong khi đó, người ta có thể bỏ ra đúng số tiền đó để đầu tư cho “100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu”. Chưa dừng lại ở đó, tác giả tiếp tục đưa ra con số so sánh vói các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục. Một số tiền khổng lồ để chi phí cho một con số nhỏ bé trong ngành công nghiệp hạt nhân (10 chiếc tàu sân bay, 27 tên lửa), nhưng lại đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh hay cung cấp thực phẩm cho một tỉ người hay khiêm tốn cũng là 575 triệu người. Thật là một nghịch lí đến phi lí.
Bởi sự tốn kém tiền của để tạo ra những vũ khí hạt nhân, chỉ để chứng minh sức mạnh quân sự của các cường quốc hay chỉ vì chiến tranh hủy diệt lại có thể giải quyết được những nhu cầu cấp bách của hàng tỉ con người trên thế giới. Nếu số tiền khổng lổ đó đầu tư cho dân sinh (y tế, giáo dục) thậm chí cứu mạng sống cho người dân nghèo khổ, đói rét ở châu Phi thì sẽ có ý nghĩa lớn biết nhường nào! Nhưng đó chỉ là giả thiết, bởi thực tế cuộc chạy đua vũ trang đó đã diễn ra suốt hơn nửa thế kỉ tiêu tốn số lượng kinh phí khổng lồ. Vì vậy, con số mà tác giả đưa ra như lời nhắc nhở, kêu gọi các quốc gia hãy điều chỉnh lại chi phí cho vũ trang hạt nhân, để những khoản tiền đó được đầu tư vào những công việc có ích hơn, ý nghĩa hơn giúp đỡ các khu vực khó khăn cùng phát triển.
Đoạn văn này cho thấy cách nhìn nhận rất sâu sắc, toàn diện của nhà văn, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc Mác-két. Những con số được tác giả đưa ra trong thế so sánh đầy nghịch lí đã có sức thuyết phục rất lớn. Điều đó đã giúp người đọc hình dung cụ thể sự tiêu tốn tiền của cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô lí. Nghệ thuật lập luận của Mác-két tỏ ra rất sắc bén, tác động lớn đến tâm lí, tư tưởng của độc giả.