K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

Sự nhiễm điện của các vật là sự cọ xát, nguyên nhân gây ra nhiễm điện của các vật. Ở lớp 9 ta đã biết có thể làm nhiễm điện bằng cách cho nó tiếp xúc với một vật đã nhiễm điện, hoặc đưa nó lại gần vật nhiễm điện.

2 tháng 4 2021

hiễm điện do cọ xát: Ở những điểm tiếp xúc giữa thanh thủy tinh và mảnh lụa, electron bị bứt ra khỏi nguyên tử thủy tinh và di chuyển sang mảnh lụa. Khi đó thanh thủy tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.

Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho thanh kim loại tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện, electron tự do di chuyển qua lại giữa thanh kim loại và quả cầu, làm cho thanh kim loại nhiễm điện.

Nhiễm điện do hưởng ứng: Đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu. Thanh kim loại trung hòa điện nên đầu kia của thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

3 tháng 1 2018

Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các êlectron tự do của quả cầu kim loại qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp súc với vật nhiễm điện dương thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện dương vì bị mất êlectron.

12 tháng 10 2017

Khi cọ sát thanh thủy tinh vào dạ, êlectron từ thanh thủy tinh đã chuyển qua cho dạ làm dạ nhiễm điện âm. Còn thanh thủy tinh mất êlectron nên nhiễm điện dương.

23 tháng 9 2019

Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng :

Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.1). Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện .

Giải thích:

Điện tích dương ở quả cầu A sẽ hút các êlectron tự do trong thanh kim loại MN về phía nó. Vì vậy, ở đầu M gần quả cầu A sẽ thừa êlectron nên nhiếm điện âm, còn đầu N thiếu êlectron nên nhiễm điện dương.

Khi đưa quả cầu A ra xa thì không có lực tương tác tĩnh điện nên các điện tích sắp xếp một cách mất trật tự và thanh MN trở về trạng thái trung hòa về điện.

26 tháng 8 2016

Chào em,
Trong kim loại các e chuyển động tự do trong không gian rỗng giữa các nguyên tử. 

Khi đưa lại gần một vật nhiễm điện, ở câu hỏi là vật nhiễm điện dương lại gần một vật bằng kim loại thì: các electron chuyển động trong vật đó sẽ bị hút về phía điện dương, khi các e đi về một bên đồng nghĩa với việc bên đó sẽ dương hơn vì lúc này các hạt nhân mất e nên mang điện tich1 dương. 
Không phải là điện dương trong quả cầu ban đầu đẩy hạt nhân sang bên kia mà là do các e bị hút bỏ lại hạt nhân nên bên đó dương. 

Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng không làm thay đổi điện tích trong vật hưởng ứng, mà chỉ làm thay đổi lại vị trí sắp xếp các electron trong vật.

26 tháng 8 2016

"Chào em" à

10 tháng 2 2018

Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì một phần trong số êlectron ở kim loại truyền sang quả cầu cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện âm vì bị thừa êlectron.

11 tháng 4 2017

Trong kim loại các e chuyển động tự do trong không gian rỗng giữa các nguyên tử.
Khi đưa lại gần một vật nhiễm điện, giả sử vật nhiễm điện dương lại gần 1 vật bằng kim loại thì: các e chuyển động trong vật đó sẽ bị hút về phía điện dương, khi các e đi về 1 bên đồng nghĩa với việc bên đó sẽ dương hơn vì lúc này các hạt nhân mất e nên mang điện tích dương.
Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ko làm thay đổi điện tích trong vật hưởng ứng, mà chỉ làm thay đổi lại vị trí sắp xếp các e trong vật

26 tháng 8 2016

Khi chạm vật nhiễm điện âm vào một vật khác bằng KL ko tik điện, 1 số e từ vật bên này sẽ truyền bớt qua vật bên kia =>2 vật sẽ mang điện âm.

20 tháng 10 2021

rong quá trình ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này sang vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên một vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Mọi người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác. Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó.

Đó cũng là lý do vì sao khi ban vô tình chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Mặt khác, không khí nóng giữa được độ ẩm cao hơn, đó cũng là lý do tại sao những cú sốc tĩnh điện thường ít gặp hơn trong mùa hè. Ngoài ra, một số vật liệu thường gây tĩnh điện như cao su, nylon, vải sợi tổng hợp, tóc, lông thú, kim loại, ...

Giải pháp phòng tránh tĩnh điện

Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí thường khá thấp. Do đó, để hạn chế hiện tượng tĩnh điện khi ở nhà, bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm.

Chất liệu quần áo

Các chuyên gia cho rằng, mặc đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện, do đó mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

Ngoài ra, việc ngâm với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo và ngăn tĩnh điện. Phơi khô tự nhiên thay vì sấy quần áo cũng giúp giảm nguy cơ tĩnh điện hơn.

Hạn chế đi giày cao su

Đây là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi bạn vô tình đi qua tấm thảm bằng len hoặc nylon. Các chuyên gia của Đại học Birmingham cho hay, giày da sẽ là một lựa chọn hoàn hảo vào mùa đông để tránh hiện tượng tĩnh điện.

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là một cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô. Mọi người có thể thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là khi mặc quần áo có chất liệu như polyester, nylon.

20 tháng 10 2021

Tham khảo đâu??

10 tháng 4 2019

+ Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật được gọi là thuyết electron.

+ Nội dung của thuyết electron về việc giải thích sự nhiễm điện của các vật:

Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm.

Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số prôtôn. Nếu số electron ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương.