K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2021

#Tham_khảo

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

- Yếu tố cổ điển:

+ Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.

+ Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.

+ Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.

+ Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự "hồng".

- Yếu tố hiện đại:

+ Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.

+ Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.

+ Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.

+ Tứ thơ vận động theo sự phát triển.

Đề:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Ko chỉ thể hiện trong lối sống,đức tính khiêm tốn,giản dị của chủ tịch HCM còn đc thể hiện thông qua cách ns cách vt,cách lm vc của Ng.Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều loại ngoại ngữ,là nhà chính trị tài 3,nhà ngoại giao sắc sảo,nhà báo,nhà thơ lớn của dân tộc,nhưng Ng tuyệt nhiên ko cao đạo,ko hàn lâm bác...
Đọc tiếp

Đề:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Ko chỉ thể hiện trong lối sống,đức tính khiêm tốn,giản dị của chủ tịch HCM còn đc thể hiện thông qua cách ns cách vt,cách lm vc của Ng.Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều loại ngoại ngữ,là nhà chính trị tài 3,nhà ngoại giao sắc sảo,nhà báo,nhà thơ lớn của dân tộc,nhưng Ng tuyệt nhiên ko cao đạo,ko hàn lâm bác học.Ngược lại,Ng suy nghĩ,cảm xúc,ns và VT như lời ăn tiếng nói của ng dân bth.Ng truyền tải những tư tưởng lớn 1 cách nhuần nhuyễn,tự nhiên,đơn giản,ko triết lí dài dòng,ko vòng vo khuôn sáo,từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thg." (Chủ tịch HCM:Ng vĩ đại từ những điều giản dị-Thu Hạnh) Thông Tấn xã VN Câu2(0.5₫):nội dung chính của đoạn trích trên? Câu3(1₫):Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:"Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài 3, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc." Câu4(1₫):Bài học tâm đắc nhất e rút ra quá đoạn trích trên là j?Vì sao? Câu5(2₫):Từ tinh thần đoạn trích trên,vt đoạn văn diễn dịch(khoảng 200chữ)trình bày suy nghĩ về vc học tập phong cách HCM hiên nay. Mk cần gấp lắm,trong tối nay pk có nhà.Cảm ơn trc bạn giải giúp mk🥰

0
Đề:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Ko chỉ thể hiện trong lối sống,đức tính khiêm tốn,giản dị của chủ tịch HCM còn đc thể hiện thông qua cách ns cách vt,cách lm vc của Ng.Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều loại ngoại ngữ,là nhà chính trị tài 3,nhà ngoại giao sắc sảo,nhà báo,nhà thơ lớn của dân tộc,nhưng Ng tuyệt nhiên ko cao đạo,ko hàn lâm bác...
Đọc tiếp

Đề:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Ko chỉ thể hiện trong lối sống,đức tính khiêm tốn,giản dị của chủ tịch HCM còn đc thể hiện thông qua cách ns cách vt,cách lm vc của Ng.Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều loại ngoại ngữ,là nhà chính trị tài 3,nhà ngoại giao sắc sảo,nhà báo,nhà thơ lớn của dân tộc,nhưng Ng tuyệt nhiên ko cao đạo,ko hàn lâm bác học.Ngược lại,Ng suy nghĩ,cảm xúc,ns và VT như lời ăn tiếng nói của ng dân bth.Ng truyền tải những tư tưởng lớn 1 cách nhuần nhuyễn,tự nhiên,đơn giản,ko triết lí dài dòng,ko vòng vo khuôn sáo,từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thg." (Chủ tịch HCM:Ng vĩ đại từ những điều giản dị-Thu Hạnh) Thông Tấn xã VN Câu2(0.5₫):nội dung chính của đoạn trích trên? Câu3(1₫):Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:"Ng mang tri thức uyên bác,Đông Tây kim cổ,thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài 3, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc." Câu4(1₫):Bài học tâm đắc nhất e rút ra quá đoạn trích trên là j?Vì sao? Câu5(2₫):Từ tinh thần đoạn trích trên,vt đoạn văn diễn dịch(khoảng 200chữ)trình bày suy nghĩ về vc học tập phong cách HCM hiên nay. Mk cần gấp lắm,trong tối nay pk có nhà.Cảm

0
Đoạn 3: Cho đoạn thơ: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật) Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

18
8 tháng 5 2021

Đoạn 3:

Câu 1: Biện pháp tu từ

- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác

- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí

Câu 2:

-         Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền

-         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.

Câu 4: Một số gợi ý:

- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.

- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)

- Nếu chọn lối sống theo lí trí:

+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.

+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…

- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:

+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.

 + Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp

- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân em.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

1 tháng 8 2019

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà

28 tháng 6 2019

Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động

    + Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…

    + Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…

    + Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé

    + Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…

- Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)

    + Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người

    + Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người

→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.

HomeVăn Mẫu HaySoạn bài – Phong cách Hồ Chí MinhSoạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồiBài học SGK Progress:    ← Back to Mục học SGKSoạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và...
Đọc tiếp

Home

Văn Mẫu Hay

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

 Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồi

Bài học SGK Progress:    

← Back to Mục học SGK

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

 Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

 

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

0
27 tháng 4 2017

Câu 1:

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3.

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

  • Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.

  • Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

24 tháng 2 2019

Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.