Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
Câu 1:
Câu 2:
Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng vé công dụng của các sản phẩm sinh học.
Trên đất nước ta, những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đã tạo nên trên đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biến nhiệt đới vô cùng giàu có.
Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá. biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
Câu 3:
Thiên nhiên nước ta cỏ những đặc điểm chung:
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất ven biển (tính chất bán đảo), tính chất đồi núi, thiên nhiên phân hoá đa dạng phức tạp.
Trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất chủ yếu. Các tính chất trên là những điều kiện tự nhiên cơ bản giúp cho nước ta phát triển một nền kinh tế-xã hội toàn diện và đa dạng
Bạn lưu ý lần sau đặt câu hỏi nên thể hiện thiện ý tí, viết câu hỏi có dấu hộ
Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...
Nguyên nhân:
– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
Thực trạng:
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
C4.
Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:
+ Tài nguyên sinh vât
+Tài nguyên phi sinh vật
+ Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên giao thông vận tải
Tham khảo:
Vị trí địa lí ảnh hưởng tới khí hậu
+ Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao ;
+ Nước ta lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng và khô còn mùa hạ nóng và mưa nhiều;
+ Đặc biệt nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, vì thế mà khí hậu nước ta ôn hoà và mát mẽ hơn so với nhiều nước cùng vĩ độ.
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến tài nguyên
Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.
- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).
Vị trí địa lí mang những điều kiện không thuận lợi
- Vị trí địa lí của nước ta cũng mang lại những điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão, lũ lụt, hạn hán,…
- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.
- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.
- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.
- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.
- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.
- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN.