Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.
Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Đúng điều kiện vệ sinh: đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.
- Đúng loại: nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;
- Đúng cách: nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.
Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.
Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Giàu tiềm năng phát triển chăn nuôi. Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, chăn nuôi thông minh … không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:
- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi
- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid
- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.
Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) và Artifical Intelligence (AI - trí tuệ nhân tạo) vào giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi.
Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:
Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.
Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.
Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.
Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.
Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.
Mô hình gắn chip điện tử trong chăn nuôi bò sữa:
Mỗi con bò được gắn chip điện tử để kiểm soát tình trạng sức khỏe, phát hiện động dục ở bò cái. Hệ thống vắt sữa tự động sử dụng máy hoặc robot vắt sữa tự động khép kín hoàn toàn, không tiếp xúc với không khí vì vậy đảm bảo vệ sinh.
-Khởi động hệ thống bơm chân không để tạo luồng khí chân không kích hoạt quá trình hút sữa.
- Đưa bò vào nhà vắt sữa. Mỗi con bò có một chip cảm biến ở cổ giúp hệ thống nhận diện và thu thập thông tin cá nhân. Bò sữa được vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa.
- Gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò. Sữa sau khi vắt sẽ được thu gom qua hệ thống ống dẫn vào các bồn chứa lạnh để bảo quản. Sữa từ bồn chứa lạnh sẽ được bơm vào các xe bồn lạnh và được vận chuyển tới nhà máy chế biến.
- Khi phát hiện bò hết sữa, thiết bị sẽ tự tách cụm núm hút sữa ra và kết thúc quá trình vắt sữa.
- Hệ thống vắt sữa tự động có các cảm biến đặc biệt giúp kiểm soát quá trình vắt sữa và thu thập dữ liệu về năng suất sữa, chất lượng sữa, hàm lượng chất béo, phát hiện bất thường trong sữa. Thông tin được gửi về hệ thống máy vi tính của trang trại để giúp các nhà quản lí đưa ra các quyết định xử lí kịp thời. Hệ thống vắt sữa tự động giúp quản lí hiệu quả năng suất, chất lượng sữa và tiết kiệm thời gian, công lao động.