K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Bạn lên trang vietjack.com là có đó

tk nha!

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

 

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi.Tác phẩm này được lấy một đoạn đẻ cho váo sách giáo khoa lớp 6.

13 tháng 2 2020

Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên  con người ở Nam Bộ.

Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

15 tháng 5 2021

TK#

Ò…Ó…O! Đó là “chiếc đồng hồ” thật quen thuộc của tôi. Sáng nào nó cũng chuyên cần báo thức cho mọi người dậy. Tôi nhanh chóng dậy và đề khu vườn để hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng, đó là thói quen của tôi.

Khu vườn nhà tôi rộng hơn ba mẫu đất, nằm ở phía sau nhà. Tôi được nghe bố kể rằng: “Trước đây, ông nội có một mảnh vườn để trồng, nay ông mất ông để lại khu vườn cho bố”.

Từ sáng sớm, tôi đã ra vườn. Tôi trìu mến ngắm nhìn những chiếc lá còn sót lại những hạt sương đềm. Những giọt sương trong suốt như những giọt kim cương nhỏ, ánh lên thật lung linh, óng ánh.

Ông Mặt trời thức dậy, ban phát cho trần gian những dải nắng vàng nhạt. Ngước lên tròi, tôi thấy những màn sương tan dần hết, lộ ra bầu trời trong xanh và mênh mông. Cả những bông hoa, những chú chim đã tỉnh giấc, bắt đầu một ngày mới trong khu vườn.

Bao bọc quanh vườn là lũy tre giai dày đặc, màu rêu, cành đầy những gai nhọn hoắt, đan xen nhau tạo nên bức tường thành vững chắc, dẻo dai. Sáng sớm mùa hè, đủ các loại âm thanh được tấu lên như một bản nhạc làm rộn rã cả khu vườn. Tiếng gios rì rào trong vòm lá vải thiều xanh bóng. Những quả vải thơm ngọt, lúc lỉu những trái chín đỏ tươi. Tiếng tu hú chốc chốc lại vang lên “ tu hú”. Tiếng tu hú kêu tức là lúc báo hiệu mùa quả chín. Những trái đu đủ vàng đậm,thơm lừng, nhìn trông thật thích mắt. Còn cây mít thì đứng sừng sững, thân cao, tán lá rộng. Vị ngọt khó quên được.

Ở góc cuối vườn, khung cảnh thật thoáng đãng. Nhìn kìa, cây nhãn bây giờ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nhãn nhỏ xíu, màu vàng, hương thơm ngọt ngào, dẽ chịu. Có kẽ, tôi thích nhất là cây xoài. Hàng chục gốc xoài cát chu đã chín, chỉ chờ dịp thu hoạch. Những quả xoài chín mọng, mùi thơm hấp dẫn, khó quên, lúc lỉu trên cây những chùm nặng chĩu, vàng tươi.

Những chú ong mật chuyên cần, siêng năng đánh lộn nhau để hút mật. Đàn bướm hiền lành, bỏ chỗ bay lao xao, đôi cánh mỏng, phô ra đủ sắc màu sặc sỡ. Hoa lan nở trắng xóa,thơm đậm.Hoa móng rồng bụ bẫm, mùi hương thoảng qua trong gió, lan ra khắp vườn. Cả hương bưởi dịu nhẹ trong những vòm lá xanh non. Không khí buổi sáng trong vắt, thơm ngát mùi cỏ dịu nhẹ, mùi trái chín nồng nàn và cả mùi của những bông hoa thấm đậm sâu từng mạch đất. Tôi vươn người ra, hít thở hương vị trong lành, thân quen của thiên nhiên.

Dưới gốc cây, mẹ con nhà chị gà quây quần bắt mồi. Những cái mỏ nhọn hoắt, cứ quặp xuống đất để kiếm một mồi ngon. Mấy chú gà con tinh nghịch, chạy lon ton chơi. Bỗng một tên quạ bay vút đến, định bắt những chú gà con thì một đàn chim chèo bẻo lao ra như mũi tên. Cuộc chiến bắt đầu. Chèo bẻo thường trị tội những kẻ ác. Chèo bẻo vây tứ phía, đánh túi bụi, quạ chết rũ xương. Đàn gà con sợ hãi, rúc vào nách mẹ, thò chiếc đầu nhỏ và đôi mắt tròn xoe ra, mắt trước mắt sau nhìn xem có có kẻ thù không. Khi thấy an toàn, nó mới ra ngoài. Phen đấy không cẩn thận thì chúng sẽ trở thành miếng mồi béo bở của lão quạ độc ác.

Tiếng “gù gù” kêu thật khẽ. Đó là tiếng kêu của chú chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Những chú chim bồ câu trắng, bay đi bay lại quanh khu vườn. Cả tiếng chích chòe kêu lích rích thật dễ thương.

Buổi sáng trong khu vườn cùng hít thở không khí thật trong lành và dễ chịu. Tôi yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, yêu từng trái chín, yêu cả những âm thanh rộn rã, nhộn nhịp của những sinh vật nhỏ bé, dễ thương. Ngày ngày, tôi cùng bố thường chăm sóc cho khu vườn thêm xanh, sạch, đẹp. Khu vườn chính là nguồn vui của tuổi thơ tôi.

 

6 tháng 5 2020

Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.

Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.

Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.

Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.

Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.

Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.

Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.

10 tháng 3 2019

I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

10 tháng 3 2019

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

11 tháng 1 2018

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1: Các tình huống

- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.

- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.

- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.

   Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.

Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:

(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."

(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."

a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.

b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:

– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…

– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …

II. Luyện tập

Câu 1:

a.

– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…

– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…

– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.

b.

– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).

– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …

– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.

Câu 2:

a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:

– Những cơn gió heo may đến như thế nào?

– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?

– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?

Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …

b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:

– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)

– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)

– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...

– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…

11 tháng 1 2018

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1: Các tình huống

- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.

- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.

- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.

   Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.

Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:

(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."

(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."

a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.

b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:

– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…

– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …

II. Luyện tập

Câu 1:

a.

– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…

– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…

– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.

b.

– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).

– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …

– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.

Câu 2:

a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:

– Những cơn gió heo may đến như thế nào?

– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?

– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?

Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …

b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:

– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)

– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)

– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...

– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…

20 tháng 3 2021

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.