Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật:Nhân hoá. Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vv
Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:
+ Nhân hóa: trùm , âu yếm
+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn
Phân tích :
đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.
Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập.
Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.
Vd: Cây tre gắn liền với quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và kể cả trong tương lai, tre vẫn là bạn đồng hành thuỷ chung của nước Việt ta. Trẻ đã có từ lâu đời, gắn bó với người lao động Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi đều có hình bóng thân thuộc của loại cây này. Có rất nhiều loại tre như tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,... Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Tre rất có ích trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và trong các cuộc chiến tranh khốc liệt thời xưa.
Nhóm của mình làm như thế đó!
Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre..
b- Thân bài:
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng...
* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.
c- Kết bài:
- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.
- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.
Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?
- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ cùi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan
3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?
- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.
4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?
- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
nếu đúng thì tick cho nha
I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành độc lập .
- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á;lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia .
* Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ Đông Nam Á:
-Thành lập ngày 8-9-1954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Di lân, Phi líp pin, Thái Lan và Pa kix tan.
-Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH ở Đông Nam Á.
-1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương .
- 9-1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể .
* Chính sách đối ngoại có sự phân hóa :
+ Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.
+ In đô nê xia, Miến Điện : hòa bình, trung lập.
+ Việt Nam, Lào, Cam pu chia bị Mỹ xâm lược .
I. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
*Hoàn cảnh ra đời:
-Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO, AU (tổ chức thống nhất Châu Phi)
-Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác liên minh để phát triển.
-Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
-Đối phó với chiến tranh Đông Dương.
-Ngày 8-8-1967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời- ASEAN - tại Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xia, Phi líp pin, Xingapo, Thái Lan .
* Mục tiêu là: 2-1976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh . Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .
* Hoạt động :
+ 2-1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali (In đô nê xia )
+ Ký Hiệp ước Pari về Cam pu chia –10-1991.
+ Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu , kinh tế phát triển như Xingapo (NIC- Con Rồng Châu Á), Thái Lan, Malaixia.
III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.
Mở rộng :
-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.
-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7 - 1995 .
-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9 - 1997.
-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4 - 1999 .
* Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm.
* 1994 : lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chương mới đã mở ra ở Đông Nam Á.
I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Tác giả :
Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế.
Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001).
2. Tóm tắt
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
b) Bố cục
Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:
Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.
Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.
2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân ViệtNam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
+ Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...
Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
oạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam. (2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể: a. Sự gắn bó của tre và người: + Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. + Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. + Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. ++ Giang chẻ lạt mềm… ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ. ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái. Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre. + Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. ++ Gậy tầm vông. ++ Chông tre. ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác). - Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu. + Một số hình tượng nhân hóa. ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ++ Tre, anh hùng lao động! ++ Tre, anh hùng chiến đấu! Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Câu 3. Tre với tương lai dân tộc. - Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. - Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân. - > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng. Đọc ghi nhớ trang 100.