Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.
Em tham khảo dàn ý nhé:
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám: Là truyện cổ tích thần kì kể về cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc gian nan của Tấm
- Trình bày khái quát những suy nghĩ về câu chuyện: Tấm Cám cho chúng ta những bài học cuộc sống, nuôi dưỡng những khát khao và khiến ta có thái độ đánh giá đúng đắn về thiện - ác.
II. Thân bài
1. Nhân vật và những mâu thuẫn xung đột của nhân vật
a. Nhân vật
- Nhân vật Tấm:
+ Là cô bé mồ côi mẹ từ bé, sống cùng dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ.
+ Chịu sự đối xử bất công, độc ác của dì ghẻ, sự ganh ghét, bắt nạt của Cám, phải làm lụng vất vả suốt ngày .
- Mẹ con Cám:
+ Cám: lười biếng, được mẹ nuông chiều chơi dông dài
+ Hai mẹ con Cám mưu mô, thủ đoạn, dùng lời ngon ngọt lừa dối, bóc lột, tước đoạt những niềm vui vật chất và tinh thần của Tấm.
→ Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho thân phận của Tấm, đồng thời lên án, bất bình trước cách đối xử của mẹ con Cám đối với Tấm
b. Những mâu thuẫn xung đột của nhân vật.
- Xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa Tấm và dì ghẻ: Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng.
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa Tấm và Cám: Mâu thuẫn con chung – con riêng.
- Xuất phát từ thân phận và những hành động, cách đối xử của mẹ con Cám với Tấm: Mâu thuẫn thiện – ác.
→ Những xung đột đó trở thành sườn của câu chuyện, mâu thuẫn ngày càng tăng tiến, xung đột ngày càng quyết liệt, người đọc hồi hộp chờ đợi diễn biến và kết quả của cuộc đấu tranh ấy.
2. Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
a. Những mâu thuẫn xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần.
- Cám lười biếng nhưng muốn cướp phần thưởng là tấm lụa đào nên đã lừa Tấm lấy hết giỏ tép. Tấm ngồi khóc, được Bụt hiện lên tặng cho con cá bống
- Mẹ con Cám muốn diệt trừ người bạn duy nhất của Tấm, đã lừa Tấm đi trăn trâu ở cánh đồng xa, ở nhà giết thịt cá bống. Tấm khóc, bụt hiện lên mách Tấm chôn xương cá vào bốn chân giường.
- Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội, đã trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt riêng ra. Tấm khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ xuống giúp đỡ, cho Tấm quần áo, giày, xe ngựa đi trẩy hội. Tấm đánh rơi chiếc giày và được làm hoàng hậu.
⇒ Bày tỏ những cảm nhận về nhân vật thông qua những mâu thuẫn trên:
+ Thương xót cho số phận cô Tấm, hiền lành, chịu khó, nhu mì. Ở chặng đường này, Tấm là cô gái quá mỏng manh, yếu đuối, không làm chủ được cuộc đời, chỉ biết khóc khi bị ngược đãi, hành hạ.
+ Bất bình trước những hành động ngược đãi, những thủ đoạn thủ đoạn cướp đoạt trắng trợn vật chất và tinh thần của mẹ con Cám
⇒ Bày tỏ những cảm nhận về ý nghĩa rút ra từ mâu thuẫn, xung đột.
+ Sự xuất hiện của các chi tiết kì ảo: Ông bụt, con gà biết nói, xương cá bống, chim sẻ là sự bênh vực, tương trợ của nhân dân khi đứng trước hoàn cảnh éo le của Tấm.
+ Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, ở hiền gặp lành.
b. Xung đột một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu.
- Xung đột lúc này trở nên gay gắt, quyết liệt, không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội:
+ Mẹ con Cám đuổi cùng giết tận hòng chiếm đoạt vinh hoa phú quý, không cho Tấm con đường sống.
+ Tấm có sự phát triển trong hành động, phản kháng, đấu tranh một cách mãnh liệt để giành và giữ lấy hạnh phúc vớn thuộc về mình
- Những lần hóa thân của Tấm:
+ Tấm về ăn giỗ cha, mẹ con Cám lừa Tấm trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau sau đó cướp ngôi hoàng hậu.
+ Tấm hóa thành chim vàng anh báo hiệu cho sự trở về của mình “giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch...chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Mẹ con Cám giết thịt chim vàng anh.
+ Tấm hoá thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây làm khung cửi.
+ Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chi, chị khoét mắt cho”. Mẹ con Cám sợ hãi đem đốt khung cửi.
+ Tấm hóa thành quả thị, hằng ngày bước ra giúp bà hàng nước quét dọn, têm trầu, gặp lại nhà vua và trở về cung làm hoàng hậu.
⇒ Tấm đã có sự trưởng thành, từ bị động sang chủ động, từ yếu đuối, nhu mì trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Người đọc không còn thấy thương hại, đồng cảm cho Tấm mà cảm thấy hả hê, vui mừng vì sức sống, sự chiến đấu không khoan nhượng của Tấm trước những âm mưu thâm độc của mẹ con Cám. Sau đó là sự cổ vũ, niềm tin về chiến thắng bất diệt của cái thiện trước cái ác.
⇒ Thể hiện thái độ căm phẫn, bất bình trước những hành động thâm độc, đuổi cùng giết tận của mẹ con Cám
⇒ Ý nghĩa của những lần hóa thân của Tấm: Thể hiện sức sống bất hiệt của cái thiện, ước mơ về một lẽ sống công bằng của nhân dân ta “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
- Hành động trả thù của Tấm
+ Trước sự ngỡ ngàng và khát khao được xinh đẹp như chị, Tấm đã để Cám xuống hố, rội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết
+ Dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái cũng kinh khiếp lăn ra chết.
⇒ Có ý kiến đồng tình, có ý kiến phản đối kết thúc này bởi nó mâu thuẫn với sự hiền lành, thùy mị của Tấm
⇒ Bày tỏ sự đồng tình với kết thúc này bởi: tấm là nhân vật chức năng, cô có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhân dân giao phó là trừng trị tận gốc cái ác. Kết truyện phù hợp với mong muốn của nhân dân.
3. Nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn
- Sử dụng các yếu tố kì ảo
- Xây dựng những mâu thuẫn xung đột có sự tăng tiến, nhân vật có hai tuyến thiện ác rõ ràng.
III. Kết bài
- Khái quát lại những cảm nhận về truyện cổ tích Tấm Cám
- Thể hiện thái độ ca ngợi đối với Tấm, lên án, phê phán mẹ con Cám.
- Rút ra những bài học từ câu chuyện: Hạnh phúc có ngay chốn trần gian, con người hãy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc thuộc về mình.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.
Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.
Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.
Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.
Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.
Nhân vật ông bụt trong truyện "Tấm Cám" là một nhân vật quen thuộc và đặc biệt trong văn học dân gian Việt Nam. Dưới đây là phân tích về tính cách, hành động và kết luận chung về ông bụt:
1. Tính cách của ông bụt:
Ông bụt thường được miêu tả như một người già, đáng kính, có sự hiểu biết và quyền lực siêu nhiên. Tính cách của ông bụt thể hiện sự bảo vệ cho Tấm và hình thức thử thách đối với Cám. Ông bụt đại diện cho một phần của thế giới siêu nhiên và tôn vinh những phẩm đức và lòng tốt.
2. Hành động của ông bụt:
Ông bụt thường xuất hiện để giúp Tấm qua các thử thách mà mẹ kế đặt ra để đo độ tốt xấu của hai cô con gái. Ông bụt cung cấp cho Tấm những phần thưởng và giúp đỡ để cô vượt qua khó khăn. Hành động này thể hiện tính nhân văn và công bằng của ông bụt.
3. Kết luận chung về ông bụt:
Ông bụt trong truyện "Tấm Cám" thường được coi là biểu tượng của sự tốt lành và công bằng. Tuy ông bụt xuất hiện trong cốt truyện có tính chất thần thoại, nhưng vai trò của ông bụt là để thể hiện và thử thách các giá trị đạo đức và lòng tốt. Kết luận chung về ông bụt là một biểu tượng cho sự bảo vệ và công bằng trong thế giới của truyện dân gian Việt Nam.