Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài | Kiến thức cốt lõi | |||
Về loại, thể loại văn bản | Các yếu tố cấu thành trong văn bản | Lịch sử văn học | Về tiếng Việt | |
Bài 6 – Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng | Truyện thơ Nôm là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát. | Đề tài, chủ đề của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng. Nhân vật của truyện thơ Nôm khả phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn | Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam. Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc. Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...). Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc. | Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn. Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc cầu (cùng cấu trúc) sóng đối với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cán xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trọn hai câu thơ, câu văn liền kề nhau. |
Bài 7 – Ghi chép và tưởng tượng trong kí | - Kí là tên gọi một nhóm các thể/ tiểu loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thông tin,... nhằm tái hiện những trạng thái đời sống đang được xã hội quan tâm và bộc lộ trực tiếp những cảm nghĩ của tác giả. - Tuỳ bút là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,... - Tản văn là một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể còn kết hợp nghị luận, miêu tả, nhằm thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống. Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tùy bút. | Trong tuỳ bút, tản văn, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt, tuỳ vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng của sự quan sát, chiêm nghiệm và đặc điểm phong cách nghệ thuật của người viết. |
| Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. |
Bài 8 – Cấu trúc văn bản thông tin | Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng. | - Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: chủ đề, các ý chính và ý phụ. - Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản. |
| Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ |
Bài 9 – Lựa chọn và hành động |
| Văn bản văn học có nhiều chủ đề Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.
|
| Một số cách giải thích nghĩa của từ Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng: - Giải thích bằng hình thức trực quan: chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...). - Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ. - Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến. - Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ. |
Tên tiểu loại / kiểu văn bản | Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyện | Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền |
Truyện thơ | Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư |
Thơ | Trao duyên, Hôm qua tát nước đầu đình, Sóng, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí |
Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu – Người thấy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam |
tham khảo
STT | Kiểu văn bản | Các bài đọc hiểu |
1 | Thơ | Sóng |
Lời tiễn dặn | ||
Tôi yêu em | ||
Nỗi niềm tương tư | ||
2 | Thơ văn Nguyễn Du | Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp |
Trao duyên | ||
Đọc Tiểu Thanh kí | ||
Anh hùng tiếng đã gọi rằng | ||
3 | Truyện | Chí Phèo |
Chữ người tử tù | ||
Tấm lòng người mẹ | ||
4 | Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khi trời để thở |
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | ||
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ |
Tên văn bản | Thể loại | Kiểu văn bản |
Trái tim Đan - kô | Truyện ngắn | Tự sự |
Một người Hà Nội | ||
Tầng hai | ||
Đây mùa thu tới | Thơ | Biểu cảm |
Sông Đáy | ||
Đây thôn Vĩ Dạ | ||
Tình ca ban mai | ||
Thương nhớ mùa xuân | Tùy bút, tản văn | Tự sự |
Vào chùa gặp lại | ||
Ai đã đặt tên cho dòng sông | ||
Vĩnh biệt cửu trùng đài | Kịch | Tự sự |
Thề nguyền và vĩnh biệt | ||
Tôi muốn là tôi toàn vẹn | ||
Tôi có một giấc mơ | Văn bản nghị luận | Nghị luận |
|
- Sách Ngữ văn 11 hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn học thuộc các thể loại: truyện thơ dân gian, truyện hiện đại, thơ, kí, kịch bản văn học, nghị luận xã hội, nghị luận văn học và văn bản thông tin.
- Các thể loại mới so với sách lớp 10: truyện thơ dân gian, ký và kịch bản văn học.
- Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:
+ Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại.
+ Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ.
+ Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó.
+ Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.
+ Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.
+ Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,...
+ Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụng của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết.
a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại
- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản
+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...
- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được
b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước
- Thể loại: bình luận thời sự
- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”
Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp
c, Việt Nam đi tới
- Thể loại: xã luận trên báo
- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới
c, Văn bản Việt Nam đi tới
Thể loại: Xã luận
- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng
- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...
Các giá trị từ các văn bản đọc trong bài đó là quan niệm nhân sinh, thông điệp cuộc sống hướng tới con người nhân văn, cao cả hơn.
Điều mà tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau đó là quan niệm sống, quan niệm nhân văn.