K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2023

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể mà sinh sản của vi sinh vật là quá trình tạo nên các tế bào vi sinh vật mới → Sinh sản chính là cơ sở để tạo nên sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.

25 tháng 6 2018

Đáp án: C

23 tháng 3 2023

Vì kích thước của vi sinh vật nhỏ hơn so với các sinh vật đa bào (tỉ lệ S/V của vi sinh vật lớn hơn so với sinh vật đa bào) nên tốc độ sinh trưởng và sinh sản của quần thể quần thể vi sinh vật nhanh hơn rất nhiều so với các sinh vật đa bào

29 tháng 1 2023
đặc điểm

              Sinh trưởng của

            quần thể vi sinh vật

            Sinh trưởng của

            sinh vật đa bào

Giống nhau

       Đều có bản chất là sự gia tăng số lượng tế bào nhờ quá trình phân bào.

Khác nhau

Là sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.

Là sự gia tăng kích thước và khối lượng của một cơ thể.

29 tháng 1 2023

So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào:

Tiêu chí

Sinh trưởng của

 

Sinh trưởng của

sinh vật đa bào

Giống nhau

Đều có bản chất là sự gia tăng số lượng tế bào nhờ quá trình phân bào.

Khác nhau

Là sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.

Là sự gia tăng kích thước và khối lượng của một cơ thể.

25 tháng 3 2022

Ai trả lời giúp em với ạ🥺 em cảm ơn

26 tháng 3 2022

tham khảo

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20');  trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...

Công thức tính thời gian thế hệ:   g = t/n

với:   t: thời gian

         n: số lần phân chia trong thời gian t

3. Công thức tính số lượng tế bào

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:

                   Nt = N0 x 2n

Với:

Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0 : số tế bào ban đầu

n : số lần phân chia

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.

- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

 

- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng

Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,

Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:

+ Chất dinh dưỡng cạn dần

+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật

2. Nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

III. Sinh sản của vi sinh vật.


Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.

Phân đôi ở vi sinh vật: 

 

Nội bào tử ở vi khuẩn

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.

Hình thành bào tử ở nấm mốc:

Bào tử trần và bào tử kín :

So sánh nội bào tử và ngoại bào tử: 

Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

+ Pha tiềm phát  + Pha luỹ thừa  + Pha cân bằng + Pha suy vong 

Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:

Giống nhau:

Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng. 

Khác nhau:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới

Không bổ sung chất dinh dưỡng mới

Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối

Không rút bỏ chất thải và sinh khối

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong

Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong

Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước

10 tháng 10 2019

Đáp án: A

23 tháng 3 2023

Nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể vì: Tuy vi sinh vật có sự gia tăng về kích thước và khối lượng nhưng vì chúng có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự thay đổi này. Bởi vậy, sinh trưởng

Giúp chúng ức chế sự phát triển của các sinh vật khác, giúp chúng có tối đa dinh dưỡng trong môi trường