Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người
vì khi người chồng gọi ông thì ông đã chần chừ vì lúc đó đã muộn, nên tới sáng hôm sau người vợ đã chết vì người chồng xin thuốc của thầy thuốc khác. trong quyển sổ của ông có ghi: "xét về việc người bệnh chết do tay thầy thuốc khác song về tình hình tôi như mắc phải tội giết người"
Nội dung chính của bài "thầy thuốc như mẹ hiền"lớp 5 là:
Câu chuyện về Hải Thượng Lãn Ông, vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi. Ông chữa bệnh cho người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung. Ông đề cao nhân nghĩa.
# HOK TỐT #
Năm 2019,một con virus được nghi từ Trung Quốc được phát tán và người ta gọi nó là Covid19.
Trong suốt từ lúc đó,chúng em phải học qua màn hình điện thoại,không được gặp nhau trực tiếp.Mọi thứ đều đảo lộn,từ việc nhỏ đến việc to đều phải hoãn.Bố mẹ,cô giáo và nhà nước đều vất vả.Lúc đầu mọi người hoảng loạn nhưng dần dần mọi người đã bắt đầu có quy củ.Sau bao cố gắng cuối cùng cũng đã sản xuất ra vắc-xin.Em nghĩ qua dịch này chúng ta cũng đã hiểu được sự cố gắng nỗ lực của nhân loaij chống một con quái vật.Chúng ta đã rất cố gắng để bảo vệ thế giới.Chúng ta có ý chí quyết tâm đánh bại.Mong cả thế giới sẽ chống lại Covid.
iện nay, virus Corona đã được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Bao nhiêu mạng người đã bị thứ dịch bênh này giết hại. Ôi, thật khủng khiếp ! Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác. Những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
bài làm :
Đoạn thơ trên đã cho ta thấy tình cảm của người mẹ với người con cũng như tình cảm của người con với người mẹ thật sâu nặng , đẹp đẽ , đáng được kính trọng. Thật vậy ,Nhà thơ Thanh Hào đã sử dụng biện pháp so sánh ''Trời nóng như nung '' kết hợp với động từ phơi đã diễn tả nỗi khổ nhọc , vất vả của mẹ để làm việc nuôi con , mẹ không ngại những cái nỗi vất vả ấy , cái nỗi cực nhọc ấy để dành cho con hạnh phúc ấm no đủ đầy. Đồng thời , nó còn là lời cảm thương sâu sắc của người con dành cho mẹ - người đã chịu khổ cực để nâng niu , chăm chút cho mình .Chính vì cái nỗi vất vả ấy ,người con đã có ước muốn được góp phần giúp đỡ mẹ cho đỡ cái vất vả , khổ sở trong công việc : Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình cảm thương yêu vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Gợi ý:
Cảm nhận về trái đất thân yêu:
– Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
– Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
– Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù (hình ảnh chim bồ câu thường dùng làm biểu tượng của hoà bình).
– Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
Rời mái trường Tiểu học thân thương, ai cũng mang trong mình một cảm xúc buồn vui khó tả. Mới ngày nào em còn là một học sinh lớp một lạ lẫm vậy mà bây giờ em đã sắp phải tạm biệt mái trường Lê Quý Đôn thân thương này. Ở đây, em đã có bao kỉ niệm đầy lý thú của tuổi học trò. Năm năm trôi qua thật nhanh, vậy là em sắp lên cấp II, em sẽ phải tạm biệt ngôi trường Lê Quý Đôn yêu quý. Tại đây, em đã trải qua biết bao tiết học lý thú, bổ ích, đã có bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mái trường đã mang đến cho em bao người bạn tốt, có bao thầy cô kính yêu. Khi xa trường, em sẽ không quên các thầy, các cô, những người đã cho em một chân trời tri thức rộng lớn, chắc em sẽ nhớ lắm những người bạn thân của mình. Phượng đã nở, ve đã kêu gọi hè về, giờ phút chia tay đã đến, có bao điều em muốn nói với thầy cô, bạn bè, nhưng sao mà khó vậy? Em chỉ biết kính chúc thầy cô ở lại mạnh khỏe, chúc bạn bè thi tốt, chúc các em học sinh ở lại học tập tốt. Sẽ mãi mãi em không quên trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi đã chắp cánh ước mơ cho em.
Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm.
Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn. Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.
Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa đang hồn nhiên trước gió mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó.
Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú. Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc màu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa rung rinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cường tráng với tấm áo màu xanh mượt.
Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò trốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá! Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không rời xa.
Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy trống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào. Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
Pham Thi Lam
Có thể nói, Lương y Nguyễn Bá Nho là một trong những tấm gương sáng, giống như người học trò tiêu biểu của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Trải qua hơn 40 năm hành nghề y học dân tộc, với bài thuốc gia truyền từ 4 đời, Lương y Nho đã chữa khỏi cho hàng chục nghìn người mắc bệnh ung thư. Ông được nhiều người biết đến là “khắc tinh” của căn bệnh ung thư. Mỗi khi nhắc đến những người bệnh đã được ông chữa khỏi ung thư, người ta nhớ ngay tới Lương y Nguyễn Bá Nho tại xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội như một địa chỉ cầm tay. Trong hành nghề chữa bệnh cứu người, ông luôn tâm niệm: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, hay “Nghề bốc thuốc Nam là nghề trị bệnh cứu người, giúp được ai tôi sẽ giúp nhiệt tình, đỡ được mảnh đời bất hạnh nào tôi sẽ đỡ, miễn sao trong khả năng mình có thể thì tôi sẽ làm”.
Điều đặc biệt, bài thuốc điều trị ung thư lâm sàng của ông được Bộ Y tế tiến hành thử nghiệm, kết quả khỏi bệnh 85%, tỷ lệ chuyển biến tích cực >95%. Nói về các bài thuốc của mình, ông cũng rất tự hào và phấn khởi. Cuối cùng, những bài thuốc của ông cũng đã chiến thắng được những phương pháp trị liệu hết sức tốn kém của y học hiện đại. Khi nói chuyện về nghề chữa bệnh cứu người của mình, Lương y Nguyễn Bá Nho luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của đại danh y Lê Hữu Trác: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người là nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”.
Xuất phát từ đạo lý nhân văn ấy, với Lương y Nho, việc cứu chữa người bệnh là điều quan trọng, khi chữa khỏi bệnh ông cũng không màng ơn huệ hay danh lợi gì mà tất cả xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc. Ông luôn động viên họ vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật vươn lên trong cuộc sống. Với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông cũng biếu họ chi phí khám chữa bệnh mà không đòi hỏi ở họ điều gì. Người bệnh đến với ông không chỉ được giúp đỡ khỏi bệnh mà còn được cảm thông và chia sẻ. Họ ngày càng tin tưởng và yêu mến người lương y có tấm lòng từ mẫu như ông. Dưới góc nhìn của người lương y, ông cho rằng: nghề thuốc không chỉ đơn giản là biết bốc thuốc mà phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm. Với nỗ lực của bản thân, hết lòng phụng sự người bệnh. Từ hai bàn tay trắng, Lương y Nho đã gây dựng và phát triển cơ sở khám, chữa bệnh của mình ngày càng lớn mạnh. Từ đó, góp phần tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người, tạo được niềm tin đối với người bệnh. Ngoài ra, ông còn thường xuyên răn dạy con cháu, làm nghề y lấy “cứu nhân độ thế” là chính nên không thể làm giàu. Đồng thời, những bài thuốc làm ra phải luôn an toàn tuyệt đối cho người bệnh bởi ông quan niệm “Mỗi bệnh nhân là sự cố gắng, cống hiến hết mình”.
Ghi nhận những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân, Hội đồng Giải thưởng đã tiến hành bình chọn và trao giải thưởng Lê Hữu Trác cho ông. Đây là phần thưởng xứng đáng, khích lệ tinh thần dành cho Lương y Nho – một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Giải thưởng cũng là động lực giúp ông cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các bài thuốc cũng như trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng để xứng đáng với niềm tin và hi vọng của nhân dân trong cả nước.
Những cống hiến cho nền y học cổ truyền nước nhà của ông đã được ghi nhận qua Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Đông y, Bằng khen của Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội, Giải thưởng Lê Hữu Trác, Bảng vị vinh danh “Lương y tiêu biểu Vì sức khỏe cộng đồng”, tôn vinh thầy thuốc làm theo lời Bác…
Lương y Nguyễn Bá Nho đã sống và làm việc đúng như câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Thiện tâm cốt ở cứu người, sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu”. Ông đã và đang giữ được cái tâm từ mẫu của một lương y, đóng góp thầm lặng cho sự nghiệp phát triển của nền y học nước nhà.
bn tham khảo nhé ! chúc bn học tốt ! ^^
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái không màng danh lợi.
Có lần một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng , nhưng nhà nghèo không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm . Giữa mùa hè nóng nực , cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc . Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ . Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài ông chẳng những không lấy tiền còn cho thêm gạo, củi .
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh . Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới . Lúc ấy trời đã khuya lên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc . Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứa được vợ . Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình : '' Xét về việc thì người bệnh chết cho tay thầy thuốc khác , song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người . Càng nghĩ càng hối hận ."
Là thầy thuốc nổi tiếng , Lãn Ông nhiều lần được vua chúa mời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y , song ông đã khéo chối từ .
Suốt đời Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi . Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình :
Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. “Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...). Nhưng rồi lại nghĩ: “Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử “phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”, vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lương tâm.(hơi dài)