K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2016

Như chúng ta đã biết, nơi ở của vua thường gắn với lầu son gác tía chứ không phải với đồng quê thôn dã. Song với vua Trần Nhân Tông thì hoàn toàn khác dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê. Điều đó cho thấy vua Trần Nhân Tông thực sự là một ông vua có tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Mặt khác còn chứng minh cho chúng ta thấy nhà Trần là một trong những vương triều thâu dân, gần gũi với nhân dân, làm tốt cả để nhân dân được hưởng một cuộc sông ấm no, thái bình đúng như sử sách đã ca ngợi.

11 tháng 9 2018

- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.

- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

- Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

 

- Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.

- Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

16 tháng 11 2021

tham khảo

❏ Nơi sinh sống của vua thường ở những nơi kinh thành xa hoa lộng lẫy, khác xa hoàn toàn với cảnh đồng quê thôn dã. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.

❏ Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh họat của người dân, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được.

❏ Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

  Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào...
Đọc tiếp
  1.   Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
  2. Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?
  3. Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì?(về ánh sáng, amm thanh, màu sắc và cảnh vật)
  4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
  5. *Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
  • Soạn dùm mình bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"nha,càng ngắn gọn càng tốt nha,mình tick cho
1
6 tháng 10 2016
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

2 tháng 10 2021

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

2 tháng 10 2021

bạn mở sgk ra nha

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497). Huấn đạo họ Bùi soạn...
Đọc tiếp

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên

 

Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497).

 

Huấn đạo họ Bùi soạn vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), có ghi về hành trạng sự nghiệp của ông như sau: “Ngô tiên sinh Sĩ Liên là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cùng bảng với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai.

 

Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) với tư cách là Lễ bộ Hữu thị lang Triêu liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soan, ông biên soạn cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, cuốn sách này khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký toàn thư của Phan Phu Tiên, thêm vào Ngoại kỷ tất cả là 15 quyển. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử đó là: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý…”.

 

Người xưa nói rằng: Người làm sử cần có ba sở trường là tài năng, học vấn và kiến thức thì tiên sinh Ngô Sĩ Liên kiêm gồm cả ba. Là người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền văn hóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm lại một bộ quốc sử: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn…”.

 

Hay những lời tâu tâm huyết của ông về nền văn hóa dân tộc: “Thần khi mới sung vào sử quán được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm…”. Phương thức viết sử của ông, phần biên niên thì theo khuôn phép của Kinh Xuân Thu (sử nước Lỗ) của Khổng Tử bên Trung Hoa, phần kỷ sử thì bắt chước lối viết Sử ký của Tư Mã Thiên.

 

Tài viết sử của ông được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo. Đại Việt Sử ký toàn thư nổi bật lên một giá trị lớn lao, đó là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với độc lập chủ quyền đất nước của các tác giả bộ quốc sử. Những nhận định của Ngô Sĩ Liên trong bộ sử thể hiện niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời đã sinh ra thân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.”

 

Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô Sĩ Liên là ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa thời đại mở nước từ thời Kinh Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương Vương vào bộ chính sử của dân tộc. Tính chất huyền thoại của tư liệu cùng với trình độ và phương pháp đương thời không khỏi làm cho các tác giả nửa tin nửa ngờ, vừa khẳng định vừa băn khoăn về thời kỳ lịch sử quá xa xưa này.

 

Nhưng rõ ràng đó là một việc làm có ý nghĩa, nêu cao lịch sử lâu đời của đất nước, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được độ sắc nét cao: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa: Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?” Thẳng thắn bình luận, công tội phân minh, ông bình về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu có thiếu xót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”… Các nhà nghiên cứu sau này nhận định rằng, Đại Việt Sử ký toàn thư dù có những hạn chế và sai sót nhất định, nhưng với những giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và những tư tưởng của nó, là một di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

 

- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

 

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

 

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Tấm bia dựng ở đền thờ Ngô Sĩ Liên ghi rằng: Khi Ngô Sĩ Liên già về hưu, hưởng thọ chín mươi chín tuổi nhưng không nói sinh năm nào, mất năm nào. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía Tây trên núi Tích Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế vào mùa xuân, thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

 

Với nước Đại Việt nói chung và với những người dân vùng ven đô nói riêng, Ngô Sĩ Liên mãi mãi là một sử gia vĩ đại, có công lớn với lịch sử văn hóa dân tộc.

5
17 tháng 1 2020

Bạn đúng là rảnh thật

20 tháng 1 2020

Ko phải là mk rảnh. Đấy là do tổ mk thuyết trình nên gửi lên, in ra cho dễ.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0

Ai muốn vào team tui không

Xin lỗi rất nhiều vì đã làm sai quy luật, nội quy ạ

Mong mọi người đừng chửi

Học Tốt

16 tháng 2 2020

đừng như vậy nữa ,người ta lên đây để học ko phải để chơi ,sắp thi rồi lo ôn vào ,đang sốt sắng chờ đợi câu hỏi tự nhiên vào đây trả lời mấy cái câu ko ra j ,ko thấy nhục à