K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo hai mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thà chết trong còn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo hai mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thà chết trong còn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.

Bùi Vân Nga - Lớp 8 Trường THCS Chu Văn An - Ba Đình - Hà Nội

Loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/sau-khi-chung-kien-cai-chet-cua-lao-hac-ong-giao-da-nghi-khong-cuoc-doi-chua-han-da-dang-buon-hay-van-dang-buon-nhung-lai-dang-buon-theo-mot-nghia-khac-tai-dung-lai-canh-lao-hac-an-ba-cho-tu-tu-chet-roi-phan-h-y-nghia-cau-noi-tren-cua-ong-giao-c35a21622.html#ixzz5BrUmX8Hg

27 tháng 7 2018

- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng

   + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.

   + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.

   + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn

   + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội

21 tháng 12 2020

  Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.  

28 tháng 11 2021

Tham khảo:

 -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

7 tháng 12 2016

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo ha mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có ***** nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc

đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thác trongcòn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

 

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.


 

"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xoocn chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt...
Đọc tiếp

"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xoocn chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt lòng sòng sọc. Lão trư tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội." 

Câu 1. 

a, Tìm một từ tượng hình, 1 từ tượng thanh có trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ tượng và từ TH đó?

b, Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên. Xác định quận hệ ý nghĩa các vế trong câu ghép vừa tìm được?

Câu 2.Khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc nhân vật tôi lại nghĩ :" Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu câu nói đó của nhân vật tôi ntn? 

Mn giúp mk nha. Yêu mn 🙆🙆🙆

 

 

1
25 tháng 3 2020

1.

a. Từ tượng thanh: tru tréo; Từ tượng hình: xộc xệch

-> Diễn tả sự đau đớn, vật vã của lão Hạc trước khi chết.

b. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

-> Các vế nối với nhau bởi dấu phẩy.

2. - Không buồn vì những người như lão Hạc vẫn tự trọng, nhân hậu.

- Buồn vì những người đầy nhân cách phải sống khổ sở nhưng chết vẫn không hết khổ.

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc…Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói...
Đọc tiếp

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc…Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”. a.Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh và 1 câu ghép có trong đoạn trích. Dấu ngoặc kép trong câu văn cuối đoạn có tác dụng gì? b.Tìm thán từ trong đoạn văn trên. c.Đặt 3 câu với chủ đề bất kì ( trong đó có 1 câu sử dụng thán từ, 1 câu có sử dụng trợ từ, 1 câu có sử dụng tình thái từ).

0
1 tháng 11 2016

1)Câu nói của ông giáo thể hiện sự thức tỉnh lớn về cuộc đời: cuộc đời buồn về miếng cơm manh áo, nhưng cuộc đời vẫn còn tốt đẹp bởi vẫn còn những con người dám chết để giữ lòng tự trọng.

+ Cuộc đời buồn vì miếng cơm manh áo: thể hiện qua cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu của những nhân vật trong Lão Hạc (lão Hạc, ông giáo,... - tham khảo hướng dẫn làm bài của đề 1 ở trên).

+ Cuộc đời vẫn còn tốt đẹp bởi vẫn còn những con người dám chết để giữ lòng tự trọng: thể hiện qua cái chết của lão Hạc. Cái chết của lão là tự nguyện, nó xuất phát từ lòng thương yêu con lớn lao, từ lòng kính trọng đáng kính của ông lão. (làm rõ tình cảnh đáng thương của lão Hạc, vẻ đẹp đáng kính của nhân vật, cách lão lựa chọn cái chết nói lên điều gì?).

Câu nói của ông giáo trước cái chết của lão Hạc là một lời triết lí trữ tình khẳng định một thái độ sống - cách nhìn và cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo của nhà văn Nam Cao.

2)- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.

 
 
 
1 tháng 11 2016

Mình giải thế này cũng ngắn và chưa hay lắm nên nếu bạn xem câu trả lời của mình thì làm đầy đủ hơn nha! Thanks for reading! :))

Đề 1:

- Trước đó, ông giáo đã thốt lên: "Hỡi ơi lão Hạc!... Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn..." => Nhân vật ông giáo càm thấy bất ngờ và "đáng buồn" vì một con người nhân hậu, trung thực và khí khái như lão Hạc lại làm điều xấu như Binh Tư và bị chính những kẻ như Binh Tư mai mỉa.

- Sau đó, (sau khi chứng kiến cái chết đâu đớn của Lão Hạc vì ăn bả chó), nhân vật ông giáo lại nói khác đi: "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác... " , đó là sự thức tỉnh của nhân vật ông giáo đã phát hiện ra con người lão Hạc: Ông buồn vì một người cha hết mực thương con, lương thiện, tử tế lại không thể sống được, hơn nữa còn phải chọn một cái chết dữ dội và đau đớn chỉ để không phải tiêu vào tiền của con trai và không phải nhờ vả vào hàng xóm láng giềng...

C2: Đó là một phát hiện sâu sắc và một triết lí sống rất tiến bộ và đúng đắn. Là thaí độ trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người. Tác giả đã cho ta thấy con người thường bị những đau buồn, lo lắng, ích kỉ che lấp mất bản tính tốt chứ hộ không thực sự xấu xa bỉ ổi... Vì vậy ta cần cảm thông và thương mến

Trở lại bài, chính triết lí sống này đã cho ta thấy rằng nhân vật "tôi" không nỡ giận vợ vì "thị đã khổ quá nhiều rồi" nên bị chính những nỗi vất vả và bản tính ích kỉ che lấp mất bản chất tốt đẹp; cũng nhờ thế nên ông giáo đã thấy những nét đáng quý, đáng trân trọng của con người lão Hạc => ta thấy nhân vật tôi luôn có ý nghĩ tỉnh táo, sáng suốt, xuất phát từ tinh thần nhân đạo cao cả yêu thương trân trọng con người...