Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là kiểu bài tự sự sáng tạo:
Bạn dựa vào các dữ kiện đã cho để xây dựng thành một câu chuyện hợp lí.
Các yếu tố đã cho khá đầy đủ về nhân vật, tình tiết. Bạn phải tưởng tượng: miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết các sự kiện lại để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn có thể có các cách kể khác nhau nhưng phải làm nổi bật được nội dung theo hướng:
Nhân vật “tôi” - người kể - chứng kiến, ghi lại câu chuyện xảy ra giữa bà cụ bán rau và cô gái đi xe đạp. Ở đây muốn phê phán thái độ khinh người, thiếu lễ độ của cô gái.Từ câu chuyện này các em rút ra cho mình bài học về ứng xử trong giao tiếp: Phê phán thói vô lễ, lạnh lùng, coi thường người khác;biết thôngcảm với hoàn cảnh và tôn trọng người trên; phải lịch sự trong giao tiếp.
Toi di xe dap vao cho mua rau.toi dung lai truoc cua hang rau va hoi mua.Ba cu ban rau khen toi xinh.Toi to ve thai do kho chiu voi ba cu va tra tien.Ba cu dua lai tien thua cho toi,toi ngung nguyen,nguyt dai roi dap xe di
Gio to Hung Vuong ma cung phai di hoc hay sao
Tôi là cụ bà già nhất xứ Đà Lạt này có truyền thống bán rau ba đời. Rau nhà tôi vốn ngon nên ai cũng phải khen, anh (ăn) một lần là lần sau đến mua tiếp, Một hôm, tôi thấy có một cô bé vào chợ mua rau, vào quầy ra của tôi, cô đứng trước hàng rau và lựa, cô mặc cái quần ngắn cũn cỡn, xì tin lắm. Ngoài ra cô con(còn) đeo túi xách trắng sang trọng nữa cơ. Tôi nhìn mà chỉ muốn tác hợp cho đứa con trai vừa tròn đôi mươi nhà tôi à. Tôi nghĩ rằng chỉ cần khen cô bé là cô sẽ vui vẻ nói chuyện, tôi mở miệng khen tôi thấy cô bé có vẻ khó chịu và thể hiện thái độ không tốt khi trả tiền, vì số tiền quá nhiều nên tôi đưa lại tiền thừa, cô bé vùng vằng bỏ đi thiếu văn minh hết sức. Qua đây, tôi khuyên các bạn đừng đánh giá một người qua bề ngoài, hình thức mà phải đánh giá họ qua nhân cách tiềm ẩn bên trong: cái bánh tuy cháy nhưng ngon và đầy dinh dưỡng con hơn cái bánh thơm ngoài đẹp ngoài mà nhân cũ và đau bụng. Thì có khi bạn thầy(thấy) người dơ bẩn nhưng họ tốt bụng thì hơn cả trăm lần cô bé kia.
Tự làm hoàn toàn, hay thì nói nhé, không hay cũng nói nhé!
Đây là kiểu bài tự sự sáng tạo:
Bạn dựa vào các dữ kiện đã cho để xây dựng thành một câu chuyện hợp lí. Các yếu tố đã cho khá đầy đủ về nhân vật, tình tiết. Bạn phải tưởng tượng: miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết các sự kiện lại để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn có thể có các cách kể khác nhau nhưng phải làm nổi bật được nội dung theo hướng: Nhân vật “tôi” - người kể - chứng kiến, ghi lại câu chuyện xảy ra giữa bà cụ bán rau và cô gái đi xe đạp. Ở đây muốn phê phán thái độ khinh người, thiếu lễ độ của cô gái. Từ câu chuyện này bạn rút ra cho mình bài học về ứng xử trong giao tiếp: Phê phán thói vô lễ, lạnh lùng, coi thường người khác; biết thông cảm với hoàn cảnh và tôn trọng người trên; phải lịch sự trong giao tiếp.
I . TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : C
Câu 2 : D
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 : A
Câu 6 : B
Câu 7 : A
Câu 8 : D
Câu 9 : C
Câu 10 : B
II . TỰ LUẬN
Câu 1 : Chiếc tay nải
Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh
Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .
Bài làm :
Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn
+a/Trước nhất bạn phải lưu ý cặp đối
Thuyền Rồng đối với Đò Ngang
Một đằng quyền quý , Một đằng bình dân.
Thuyền Rồng bất NGHĨA* bỏ trôi
Đò ngang có NGHĨA* Ta ngồi đò ngang
(*) Nghĩa : theo tiếng miền trung còn gọi là NGÃI
Ngãi ở đây cũng có nghĩa là Nhân nghĩa , ơn nghĩa , nghĩa cử và chính nghĩa...vv...
vậy theo câu thơ thì bạn đã hiểu ý tác giả muốn nói gì rồi chứ?
b/Biện pháp tu từ nhân hóa
Các từ ngữ đuổi nhau,rụng vội, mở mắt nhìn ngơ ngác, trường chinh đã thể hiện điều đó
+Đây là kiểu bài tự sự sáng tạo: Học sinh dựa vào các dữ kiện đã cho để xây dựng thành một câu chuyện hợp lí. Các yếu tố đã cho khá đầy đủ về nhân vật, tình tiết. Các em phải tưởng tượng: miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết các sự kiện lại để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Học sinh có thể có các cách kể khác nhau nhưng phải làm nổi bật được nội dung theo hướng: Nhân vật “tôi” - người kể - chứng kiến, ghi lại câu chuyện xảy ra giữa bà cụ bán rau và cô gái đi xe đạp. Ở đây muốn phê phán thái độ khinh người, thiếu lễ độ của cô gái. Từ câu chuyện này các em rút ra cho mình bài học về ứng xử trong giao tiếp: Phê phán thói vô lễ, lạnh lùng, coi thường người khác; biết thông cảm với hoàn cảnh và tôn trọng người trên; phải lịch sự trong giao tiếp.
Cô bé quàng khăn dở
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet. Cô định vào quán net để chơi Liên quân thì nhớ lời mẹ dặn : khi về mẹ con mình solo game sau.
Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.
Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:
- Bà ơi, sao tai bà to thế?
- Để bà nghe ngóng được nhiều.
- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?
- Do bà hay cúi trước người khác đấy.
Cô bé vẫn còn thắc mắc:
- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?
- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.
Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.
- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?
- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.
Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:
- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?
- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít "nhất dạ cửu giao".
Cô bé lại hỏi:
- Bà ơi, sao mồm bà to thế?
- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.
Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:
- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?
Lão sói thong thả:
- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.
- Thế sao bụng bà to thế?
- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.
Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.
Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.
Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
Cô bé quàng khăn đỏ về nhà thủ thỉ nói : đáng lẽ ra mình nên ở trong bụng con sói vì ở đó ko phải đi học nhỉ.
Tôi clà bà ngoại cô bé quàng khăn đỏ.Đến 1 hôm nọ, mẹ cô dặn cô đem bánh mà mẹ cô vừa làm xong sang biếu tôi. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ cô có đặn cô rất kĩ:
– Đường vòng qua rừng rất nhiều chó sói, nên con đi thì hãy đi đường thẳng để tránh bị chó sói ăn thịt.
Cô bé dạ dạ vâng vâng mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà tôii. Trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, nhiều con bướm với đôi cánh thật đẹp với đủ mọi sắc màu, quên lời mẹ đã dặn cô bé tung tăng đi theo đường rừng. Cô bé đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:'mẹ cô bảo ko được đi đường vòng cơ mà?''
Không nghe, cô bé không trả lời Sóc. Cô nhất quyết không nghe lời mẹ dặn và lời khuyên của Sóc nên vẫn cứ đi đường vòng qua rừng. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Con chó Sói rất to lớn tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ầm ầm hỏi cô:
– Này, cô bé quàng khăn đỏ, cô đang tung tăng đi đâu thế?
Thấy chó Sói đang ở trước mặt mình và hỏi, cô bé cũng rất sợ hãi, nhưng mà cô cũng đành phải mạnh dạn trả lời câu hỏi của chó Sói :
– Tôi đang đi sang nhà bà ngoại tôi để tặng bà ngoại giỏ bánh mà mẹ tôi mới làm xong.
Chó sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: À, hóa ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu mới được. Mưu tính trong bụng vậy cho nên chó Sói lại hỏi cô bé:
– Nhà bà ngoại cô ở nơi đâu, có còn xa không cô bé?
Cô bé quàng khăn đỏ đáp:
– Nhà bà ngoại tôi ở tại bên kia khu rừng này. Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.
Nghe xong, chó Sói thôi chưa ăn thịt cô bé mà nó chạy thẳng 1 mạch tới nhà tôi. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy tôi nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong tôi nó lên giường đắp kín chăn giả vờ tôi đang ốm.
Vì chó sói chưa ăn thịt cô bé ngay lúc còn ở trong rừng nên cô bé đã đến được nhà tôi. Khi đến cô bé thấy chó Sói đắp chăn kín người nằm ở trên giường, cô bé quàng khăn đỏ tưởng là tôi đang bị ốm thật, cô cất tiếng hỏi:
– Bà của cháu ơi! Bà ốm lâu chưa bà?
Sói không đáp lại cô bé, nó vẫn chùm chăn kín mít giả vờ rên hừ…hừ
– Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang chút bánh mới làm sang biếu bà.
– Vậy à, thế cho bà cảm ơn hai mẹ cháu. Cháu ngoan của bà lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đó chạy tới bên cạnh giường, thấy lạ cô bé hỏi:
– Bà ơi, sao cháu thấy tai bà hôm nay dài thế?
– Tai bà dài để có thể nghe được cháu nói rõ hơn, con sói đáp lại cô bé
– Bà ơi, hôm nay mắt bà nhìn to và đen thế ?
– Mắt bà to để bà có thể nhìn ngắm cô cháu gái xinh đẹp của bà được rõ hơn,
Cô bé thấy lạ lẫm nên hỏi tiếp:
– Bà ơi, vậy sao hôm nay cháu thấy mồm bà to thế ?
– Mồm bà to để bà có thể ăn thịt cháu ngon lành
Nói xong, con sói tung chăn chồm dậy lao vào vồ lấy cô bé ăn thịt. May đúng lúc đó, có bác thợ săn đi ngang qua, sẵn có chiếc búa trong tay bác phang ngay một cú trời giáng vào đầu con sói. Bị trúng đòn con sói gian ác lăn quay ra chết. Biết con sói vừa ăn thịt tôi, bác nhanh tay lấy con dao trong bếp mổ bụng con sói kịp thời cứu được tôi. May mắn, cả hai bà cháu thoát khỏi nạn này.thật may cho chúng tôi.
Từ ấy trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.
TK MK NHA. ~HỌC TỐT~
vì câu chuyện có ý nghĩa rằng những người ko có khả năng làm một việc gì đó lại có thể làm việc đó bng chính tâm hồn mk bởi lng nhân ái
để cảm ơn cụ
chi tiết cụ già ->ko có khả năng nghe
cụ già là một người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm.cụ đã giúp cô bé đang tuyệt vọng vui vẻ hơn và tự tin hơn.tuy cụ ko thể nghe đc nhưng cụ đã dùng chính sự nhân hậu của mk để giúp cô.nhờ cụ mà cô đã trở thành 1 ca sĩ nổi tiếng.khi cô tìm lại cụ thì cụ đã chết nhưng tấm lòng của cụ thật đáng quý.qua câu chuyện em cảm nhận đc cụ là một người tốt,1 thiên thần đc chúa cử xuống giúp cho cô bé.
mk chỉ nghĩ đc thế thui.
ko tốt nhưng cng gọi là tấm lòng rùi
a/ Vì đôi tai-thính giác không thể sử dụng vì 1 lí do nào đó,nhưng khi thấy cô bé buồn tủi mấp máy môi,cụ già tưởng tượng rằng mình có thể nghe được tiếng hát và động viên cô bé.
b/ Trở thành ca sĩ,cô bé nhận ra rằng : chính vì buổi chiều nào cô cũng ra công viên để hát cho cụ già nghe mà dần dần cô có đủ tự tin để có thể hát trước đám đông nhờ vậy cô có thể trở thành ca sĩ
=> Cô muốn trở lại để cảm ơn ông cụ
c/ Khổ cuối: " Cụ già ấy ...không có khả năng nghe?"
d/ Hành động cảm ơn của cụ già dành cho cô bé khiến cho tôi rất bất ngờ. Khuôn mặt, nụ cười chào cô bé làm ta hiểu lờ mờ rằng : cụ già có thể cảm nhận được, tiếng hát của cô bé làm cho cụ muốn nghe nữa. Cứ như thế nhiều năm trôi qua, cô bé đã thành 1 ca sĩ và muốn trở lại cảm tạ cụ. Nhưng không, theo năm tháng, cụ già rồi chết. Cụ giống như 1 người thầy, đào tạo cô bé. Cụ giống như một bông hoa thơm, ấp ủ ngọc quý. Những năm tháng cuối đời,cụ vẫn muốn làm việc tốt. Mặc dù cụ điếc, nhưng theo tôi: Nghe được hay không, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta có đủ 1 tâm hồn cao cả không để có thể nghe!
Mỏi tay quá!
Tham Khảo
Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố. Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà . Tôi nghe tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ. Cô bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân. Cô chủ bán rất rẻ ,chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả .Càng về đêm ,trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền. Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp. Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó trogn thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái ...Cô chủ có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một. Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ ..một giấc mơ đẹp trong đêm đông. ĐÊM Giáng sinh- noel an lành ...
Cuộc sống không có ước mơ thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bổng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.
"Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ ..." đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình - đó là lòng nhân ái.
tham khảo :
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
bạn tham khảo nhé https://hoc24.vn/hoi-dap/question/80982.html