Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Em hy vọng sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng với bố mẹ.
Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.
Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.
Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Chuyến du lịch ba ngày hai đêm đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.
Vào dịp 19 tháng 5 - ngày sinh nhật của Bác Hồ, bố mẹ đã cho tôi đến viếng lăng Bác. Chuyến đi đã giúp tôi có thêm nhiều văn hoá lịch sử và bài học bổ ích. Không chỉ vậy, tôi cũng có những giây phút nhìn lại thời dân ta hồi khi tôi còn chưa thò đầu ra cùng với bố mẹ.
Hôm trước, mẹ đã mua sắm và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Sáng hôm sau, tôi thức dậy vào lúc sáu giờ sáng. Mọi người trong gia đình cùng nhau ăn sáng. Bố gọi xe taxi để chúng tôi đến thăm lăng Bác.
Trên đường đi, tôi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Khoảng hơn một tiếng là tới thủ đô Hà Nội. Đường phố ở đây thật đông đúc, tấp nập. Hai bên đường là những cửa hàng thật rạng rỡ, đẹp đẽ. Đầu tiên, tôi sẽ được đến viếng lăng Bác. Đến nơi, em cảm thấy rất háo hức. Xung quanh lăng Bác, rất nhiều chú bộ đội mặc quân phục màu trắng đang đứng gác trông rất oai phong, mãnh liệt, sẵn sàng đương đầu với tử thần để bảo vệ bác hồ.
Rất nhiều người đang đứng xếp hàng để vào trong lắng. Tôi và bố mẹ cũng xếp vào dòng người đó. Khoảng mười lăm phút, tôi đã được vào trong lăng. Bên trong khá lạnh. Khi nhìn thấy Bác nằm đó, em vô cùng xúc động đến chảy nước mắt. Thật khó để diễn tả cảm xúc trong tôi lúc này. Khuôn mặt Bác thật hiền từ, rất giống với trong bức ảnh được treo trong lớp học. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Bác nằm đó giống như chỉ đang ngủ không bao giờ thức dậy vậy.
Ra ngoài lăng Bác, tôi được đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc và bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời của Bác. Tại đây, tôi được nghe chị hướng dẫn viên kể nhiều câu chuyện về Bác. Giọng kể của chị hướng dẫn viên khiến câu chuyện càng thêm xúc động hơn. Nghe xong, tôi càng thêm cảm phục và yêu mến Bác Hồ. Tôi và bố mẹ đã chụp nhiều bức ảnh kỉ niệm ở lăng Bác.
Sau chuyến đi này, tôi đã cảm thấy Bác Hồ - 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong lịch sử nhà ta.
bn tham khảo
Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Em hy vọng sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng với bố mẹ.
Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.
Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.
Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Chuyến du lịch ba ngày hai đêm đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.
Tham khảo
Dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi tham quan thành phố Huế mộng mơ, món quà bất ngờ đầy thú vị mà nhà trường thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi.
Sáng sớm thứ hai, từ 5 giờ, mọi người đã có mặt tại trường. Sau khi điểm danh, tất cả lên xe rời thành phố. Xe cứ vun vút lao trên mặt đường quốc lộ, chẳng mấy chốc em đã cảm thấy vị mặn của muối. Xe dừng lại độ một tiếng ở bãi biển Cà Ná để mọi người ăn trưa. Trong lúc nghỉ, em và các bạn đã tranh thủ chụp vài bức hình làm kỉ niệm.
Tiếp tục cuộc hành trình, dù đã buồn ngủ lắm nhưng em vẫn cố thức để nhìn cảnh vật của từng miền đất nước. Em mải mê ngắm nhìn vườn cây bên đường, mọc lên những hàng cọc thẳng tắp, hoa của nó trắng ngà, xòe ra thành chùm trông thật đẹp. Em chú ý tìm trái của nó. A! Cây thanh long, trái tròn xanh, thỉnh thoảng mới có một vài trái ửng đỏ, chắc mới vào mùa.
Gần đến Phan Rang, Phan Thiết, em lại thấy cả vườn nho rộng bạt ngàn và thích thú cảm nhận mùi vị quê hương đậm đà của xứ biển. Qua một đêm ngủ lấy sức ở Nha Trang, cuộc hành trình lại tiếp tục. Từ xa đã thấy núi cao chất ngất. Xe đến chân đèo Cả, em bắt đầu hồi hộp. Đèo thì cao, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, dưới là biển bao la, tất cả như một bức tranh sơn thủy hữu tình, tuy hiểm trở nhưng tươi đẹp.
Xe lao qua các tỉnh miền Trung: Bình Định, Qui Nhơn, Đà Nẵng… Đi qua mỗi nơi, chúng em lại được nghe chú An thuyết minh tiếp thu thêm nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam. Xe đến Huế vào một buổi tối. Đúng là đất đế đô: Đền đài, lăng tẩm, mái ngói rêu phong… bao bọc thành nội là những hào nước rộng trồng toàn bông sen trắng.
Du khách như đi từ cõi thật đến cõi mơ. Mỗi lăng tẩm có một kiểu kiến trúc và vẻ đẹp riêng tùy vào tính cách của từng vị vua nhưng có lẽ đẹp nhất là lăng vua Khải Định, với những hình công, rồng, phụng, mai, lan, cúc, trúc chạm trổ công phu bằng sứ. Lăng vua Tự Đức còn có tượng voi, ngựa, quan văn, quan võ đứng chầu hai bên. Mọi người thi nhau chụp hình kỉ niệm, em cũng tranh thủ chụp vài tấm.
Nói đến Huế, không thể nào quên sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền. Hôm ấy cả đoàn được đi thuyền trên sông Hương. Mặt nước phẳng lặng như tờ, chỉ còn nghe tiếng hát trong trẻo, ngân nga của cô ca sĩ trên thuyền. Những làn gió se lạnh cứ dửng dưng lướt qua. Cảnh trời nước thơ mộng quyện cùng chất giọng dịu ngọt, thánh thót của cô ca sĩ làm người ta cảm thấy như là lạc vào chốn thần tiên. Cho đến khi thuyền cặp bến rồi mà vẫn chẳng ai hay biết,
Cả đoàn tiếp tục đi tham quan. Thú vị hơn nữa là có một cô thuyết minh người Huế được đoàn mời làm hướng dẫn viên, đi đến đâu cô nói về sự tích của những di tích lịch sử đến đó. Ôi chao! Giọng Huế chưa quen nghe nhưng em vẫn cảm thấy rất dịu dàng, dễ thương.
Ban ngày mọi người rủ nhau đi tìm món ăn Huế cho biết mùi: nào là bún bò Huế, bánh nậm, bánh bèo, cơm hến… món nào cũng cay chảy nước mắt, buổi tối lại một lần nữa cả đoàn đi đò dọc sông Hương và nghe hát dân ca: Lý chim kêu, Giận mà thương… Khuya về, mọi người vẫn không quên thưởng thức món chè sen đậm đà, thanh cao của Huế.
Từ giã Huế, ai nấy đều mang những kỉ niệm khó quên. Cảnh vật đã xa rồi, nhưng sao em vẫn thấy còn nguyên ấn tượng.
ttham khảo:
Gia đình em sống ở Hà Nội, nhưng mẹ em vốn là người miền Trung, gốc Huế. Mỗi năm gia đình em chỉ về thăm quê một đến hai lần, nhưng lần nào về quê cũng rất vui.
Em còn nhớ đó là năm lớp 4, nhân dịp Giỗ ông cố ngoại, mẹ và em sắp xếp vào thăm quê. Em và mẹ đi xe khách hơn 6 tiếng đồng hồ mới tới Huế, dù rất mệt nhưng sự chào đón của mọi người khiến cả em và mẹ đều quên đi sự mệt mỏi lúc ấy.
Mọi người cùng nhau dọn bữa cơm họp mặt, trò chuyện sau thời gian không gặp gỡ. Đó là những câu chuyện về người bà con xa, về bác hàng xóm gần và cả những câu chuyện về dự định tương lai của các cháu trong gia đình.
Sau bữa ăn, em cùng mẹ đi dạo phố. Huế cũng như mọi lần em về, trầm tư như mang một nỗi niềm gì đó. Những hàng cây bắt đầu rụng lá vàng, rải trên những con đường thứ màu sắc mê hoặc lòng người. Cầu Tràng Tiền tư lự bên dòng sông Hương chiều cuối thu êm đềm, thảnh thơi. Dòng sông lúc này đây như một cô gái Huế vậy, đầy dịu dàng, đằm thắm và e ấp, những gợn sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ càng khiến người ta mong chờ, khắc khoải một điều gì đó không rõ. Em và mẹ ghé vào nhà sách Phú Xuân, mọi người rất đông nhưng lạ thay không một tiếng ồn, thỉnh thoảng chỉ nghe vài âm thanh bé xíu từ tiếng trang sách được lật mà thôi. Điều ấn tượng lúc này có lẽ là sự tế nhị và văn minh con người quê hương mình.
Em và mẹ trở về nhà ngoại lúc trời cũng bắt đầu tối. Bữa cơm tối đã dọn sẵn, những món ngon ưa thích của em và mẹ đều được bà và dì Năm làm như một món quà cho mẹ con em. Sau đó mọi người cùng nhau xem ti vi đầy ấm áp, em sà vào lòng bà nắm lấy đôi tay gầy guộc của bà và thấy thương bà nhiều lắm. Em bảo với bà: "Bà ơi, ít bữa bà ra Hà Nội chơi với cháu nghe bà". Bà cười hiền hậu rồi nhìn tôi âu yếm, bảo:
"Bà già rồi, có đi được đâu xa. Mẹ con cháu phải tranh thủ mà vô thường xuyên với bà nghe". Tôi dang cánh tay bé nhỏ của mình ôm lấy bà, dù không nói gì nhưng có lẽ cả bà và tôi đều hiểu được sự thương yêu và quý trọng của tôi với bà.
Hôm sau cùng ngày giỗ của ông, mọi người đến từ sớm để chuẩn bị. Sau khi hoàn thành công việc là tôi và mẹ chia tay mọi người để ra Hà Nội cho kịp chuyến xe. Mọi người biếu gia đình rất nhiều quà, tuy bé nhỏ nhưng đong đầy tình cảm từ con người quê hương.
Tạm biệt xứ Huế thương yêu mà lòng tôi không nỡ, đành chấp nhận chia xa hẹn ngày gặp gỡ, ngày được gặp lại ngoại và những người thân yêu.
Mục đích, yêu cầu
– Chuyện được kể có thật trong cuộc sống. Các em chú ý yêu cầu của đề: kể lần đầu tiên được đi chơi xa. Cái lần đầu tiên ấy chắc sẽ khiến em có nhiều ấn tượng và nhớ mãi. Còn “xa” là khoảng cách từ nhà em đến nơi được đi chơi. Khoảng cách này tuỳ thuộc chuyến đi, tuỳ thuộc hoàn cảnh đi chứ không chỉ là độ dài không gian.
– Kể loại truyện này cũng chính là tường thuật một chuyến đi, vì vậy bố cục sẽ theo mạch thời gian diễn ra sự việc từ bắt đầu đến kết thúc. Khi kể, các em cần miêu tả người, cảnh cho câu chuyện thêm sinh động.
Dàn bài
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.
2. Thân bài
- Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
- Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến.
- Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở những nơi em đã đi qua.
3. Kết bài
- Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.
Những cách đơn giản giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó
- Dành thời gian cho nhau. Sau áp lực cả ngày ở nơi làm việc, mỗi chúng ta đều muốn được trở về nhà quây quần bên tổ ấm yêu thương đặc biệt là được ngồi trò chuyện với nhau. ...
- Du lịch cùng nhau nếu có thể ...
- Cùng nhau tham gia việc nhà