K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

thể thơ lục bát

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu,...
Đọc tiếp

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Học sinh dành thời gian xem các vở chèo, vở tuồng. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị nói và nghe.

Chuẩn bị nói:

- Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định 2 được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

- Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

Chuẩn bị nghe

- Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện.

- Viết lại những điều bạn đã biết và muốn biết dựa trên sơ đồ K – W – L:

K (What we know)

W (What we want to learn)

L (What we learned)

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

2. Thực hành nói và nghe

Người nói:

- Mở đầu: nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

- Triển khai: dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Kết luận: khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

Người nghe:

- Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

- Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (luận điểm lớn, luận điểm nhỏ, bằng chứng, hình ảnh, số liệu, ...). Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

- Theo dõi và đánh giá được tác dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài hay báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

- Phát hiện các tư liệu, bằng chứng nhưng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

23 tháng 3 2019

a, - Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

- Mục đích:

    + Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

    + Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

- Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

    + Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

    + Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.

    + Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.