K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

        Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, nhà thơ mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

        Về với cuộc sống thường nhật, ông lại có cơ hội gần gũi, chan hoà với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của những sự vật dung dị quanh mình:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".

        Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...



 

10 tháng 12 2021

Mình đâu có nhờ phân tích cả bài thơ đâu ạ..

22 tháng 11 2016

Trật tự không gian trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cũng như đang trào ra. Các tạo vật thiên nhiên không chịu tĩnh. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc, cũng không lập lòe dậy lên vài đốm lửa, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựa pháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Mật độ dậy của các động thái “đùn đùn”, “rợp giương”, “phun”, “tiễn”... đã tạo nên một sự sôi động đằng sau mỗi loài thảo mộc tưởng chừng tĩnh lại. Như thế, động thái mạnh lại được cộng hưởng bởi độ gắt của gam màu, tất cả làm dậy lên sức sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh.

 
Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

15 tháng 5 2019

có thể là nhẫn cưới chăng, bạn ghi tập và tên chương hộ mình với nha

15 tháng 5 2019

mk mượn của bn và đọc lâu rồi nên ko nhớ tập, tên chương thì hình như là: Chiếc huy hiệu màu đỏ j j đó thì phải!

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó? Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”: Ta ngồi viết Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát Biển ngoài kia lục bát tràn bờ Kiều ơi Thôi em đừng khóc Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm Cuộc đời dồn em vào...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn
Nguyễn Du”.
Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó?

Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”:
Ta ngồi viết
Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ
Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát
Biển ngoài kia lục bát tràn bờ
Kiều ơi
Thôi em đừng khóc
Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm
Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng
Như dồn tới chân tường định mệnh
Từng đêm ta đạp vỡ bức tường
Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận
Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương

( Trần Mạnh Hảo)
a.Những câu thơ nào chia sẻ về cuộc đời Nguyễn Du từ năm 1789 đến trước năm 1802?
b.Những câu thơ này cho thấy quãng đời gió bụi có ý nghĩa như thế nào với
cuộc đời cầm bút của tác giả?

HELP MEEEE

1
21 tháng 4 2020

bạn ơi, bạn có đáp án bài này chưa vậy ạ?