Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Những đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng:
a) Tả cây tre: Tre đi vào cuộc sông của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu.
b) Tả cây tràm: Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.
c) Tả cây đa cổ thụ ở đầu làng: Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.
Ba tôi vẫn bảo rằng dù đã xa làng quê, xa lũy tre làng nhưng hình ảnh lũy tre cao vút xanh tươi và nhất là những tiếng gió thổi vi vút qua lặng tre mãi không phai nhòa trong tâm tưởng người. Đó phải chăng là một hình ảnh không gì có thể thay thế trong kí ức về quê mẹ thân yêu !
Cây tre vốn là biểu tượng của làng quê Việt Nam, chỉ cần trở lại làng quê, nhìn thấy bóng tre xanh mát bên đường là cảm giác bình yên lại tràn về. Mai sau dù có đi đâu xa chăng nữa, em vẫn sẽ luôn nhớ về quê hương, về những lũy tre bao trùm xóm làng, ôm ấp tuổi thơ, nâng cánh ước mơ cho em
b) Cây tràm ở quê em
Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.
c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.
Của bạn đây
Nhớ cho tớ đúng nha
Thank you
Trần Thanh Thư
Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây:
a. Cây tre ở làng quê
b. Cây tràm ở quê em
c. Cây đa cổ thụ ở đầu làng
Gợi ý trả lời:
a) Cây tre ở làng quê
"Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
Cây tre vốn là biểu tượng của làng quê Việt Nam, chỉ cần trở lại làng quê, nhìn thấy bóng tre xanh mát bên đường là cảm giác bình yên lại tràn về. Mai sau dù có đi đâu xa chăng nữa, em vẫn sẽ luôn nhớ về quê hương, về những lũy tre bao trùm xóm làng, ôm ấp tuổi thơ, nâng cánh ước mơ cho em
b) Cây tràm ở quê em
Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.
c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.
Con vật em chọn để quan sát, miêu tả : con mèo.
Các bộ phận | Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
- thân hình | - lớn hơn con chuột một chút |
- màu lông | - màu xám nâu sầm |
- đuôi | - to sù nhu bông, uốn cong cong duyên dáng |
- mõm | - tròn, xinh xắn |
- ria mép | - dài |
- hai tai | - nhỏ xíu như tai chuột |
- mắt | - đen, tròn như mắt thỏ |
- chân | - hai chân trước bé hơn hai chân sau, nhỏ xíu, xinh xắn |
- Bộ lông màu vàng khoang trắng
- Cái đầu : tròn
- Hai tai : nhỏ xíu, luôn dựng thẳng đứng
- Đôi mắt : sáng, trong như hòn bi
- Bộ ria : luôn vểnh lên
- Bốn chân : thon, nhỏ, mềm mại
- Cái đuôi : dài
Trước sân nhà ngoại trồng cây xương rồng tay tiên rất to. Nó đứng đó xanh sẫm, im lìm như một hình nhân. Gốc cây hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, chia thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài tới hơn 20cm. Trên đó, chi chi những gai sắc và nhọn.
Từ dầu những cành cây gai góc đó, mọc tiếp lên những cành xương rống non, lúc đầu be bé như những chiếc muỗng canh rồi cứ to dần, to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng tù những cành cây đầy gai đó, mọc lên những bông hoa màu đỏ tươi, xinh xắn và nổi bật trên thân mẹ xanh sẫm, trông chúng như những đốm lửa nhỏ xíu.
Mẹ bảo bà thích xương rồng bởi loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Sức sống dẻo dai của nó thật đáng để con người cúi đầu khâm phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói, cây xương rồng vẫn đứng đó, mặc những ngày nắng chói chang và khô rát của phương Nam, cây vẫn không kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn, ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như đỏ hơn.
Sự vật | Lời miêu tả | Giác quan |
cây sòi | cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ | Thị giác (bằng mắt) |
cây cơm nguội | lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. | Thị giác (bằng mắt) |
lạch nước | nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. | Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt) |
Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.
Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!
Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.
Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.
Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng
Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sừng không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.
Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.
Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.
Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.
!-->
Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.
Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyến thống làng lâu năm.
Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.
Ngày xưa, khi đi học, tôi từng rất thích những câu thơ này của nhà thơ Thép Mới:
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?…”
Có lẽ, trong tiềm thức của con người Việt Nam, hình ảnh bờ tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc không thể nào xóa nhòa.
Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện trong truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm, xuất hiện trong đời sống ngày thường,…từ miền ngược tới miền xuôi, đâu đâu cũng thấp thoáng khóm tre thân thuộc.
Trong tất cả các loài thực vật, có lẽ tre chính là loài cây dễ sống bậc nhất. Dù là ở nơi “đất sỏi, đá vôi bạc màu” thì cây vẫn có thể sinh trưởng và tỏa ra bóng mát êm dịu. Tre không đứng riêng lẻ mà cây mọc thành từng khóm, từng bụi, tre đoàn kết như chính mảnh đất mà cây sinh trưởng. Ban đầu, tre chỉ là một mầm măng nhỏ, yếu ớt, mũi nhọn hướng thẳng lên trời. Trải qua bao nắng mưa, tre giờ đây đã trở thành những thân cây mạnh mẽ, dẻo dai, sẵn sàng đối đầu với những phong ba bão táp. Đặc tính của cây tre hay chính là đặc tính của con người Việt Nam, luôn nỗ lực vươn lên từ gian khổ, luôn mạnh mẽ đương đầu với gió sương? Có lẽ nhờ những đặc tính đó mà người Việt mới ưu ái xem tre như là một biểu tượng của dân tộc.
Thân tre tuy khá nhỏ, lại rỗng bên trong nhưng mang rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận có thể bị đâm bởi những chiếc gai ấy. Thân cây óng mượt màu xanh lục được điểm xuyến với rất nhiều lá xanh mỏng, dài nhọn như hình mũi mác. Tre bám rất sâu vào đất bởi đặc tính vùng đất mà tre sinh trưởng thường khô cằn, sỏi đá. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần, để rồi khi trải qua giai đoạn đẹp nhất ấy, tre cũng sẽ khép lại quãng thời gian của mình.
Tre rất quan trọng với con người cả về mặt vật chất và tinh thần. Tre là mái nhà tranh, là công cụ lao động. Tre là điếu cày cho ông, là rổ rá cho bà, cho mẹ. Tre còn là chiếc chõng trong buổi trưa hè lộng gió, là đôi đũa quen thuộc trong các bữa ăn. Tre là những que chuyền nhỏ nhắn, là tiếng sáo diều vi vu,…Hình ảnh tre cứ thế, dần dần lấp đầy tâm hồn người Việt.
Không chỉ đến bây giờ mà từ xa xưa, tre đã luôn ở bên cạnh con người từ cuộc sống cho đến chiến đấu. Gậy tre, chông tre chống lại quân thù xâm lược. Tre giữ làng giữ nước. Tre bảo vệ xóm thôn, bảo vệ con người ! Tre là bạn, là mối dây không thể thay thế !
Những đứa trẻ lớn lên tại vùng quê như tôi, ắt hẳn không thể nào quên hình bóng của lũy tre làng. Buổi trưa lộng gió, nằm dưới bụi tre mà thả hồn vi vu là cảm giác mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Ngày đó còn nghèo, không có đồ chơi, ấy vậy mà lũ trẻ vẫn vui đùa náo nức dưới bóng tre với trốn tìm, chuyền đũa, thả diều,…Ngày ấy, bên bóng tre, tuổi thơ của chúng tôi đã trôi qua êm đềm như thế !
Mỗi loài cây đều có một tiếng nói riêng, một hương bị riêng, và tre cũng vậy. Tre chỉ giản dị, mộc mạc nhưng lại rất ân nghĩa, thủy chung. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh bóng tre mãi là bóng mát trong tâm hồn, nhẹ nhàng che chở giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chúc bn học tốt!
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.