K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2023

Cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật: Các phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành sợi cellulose dài. Các sợi cellulose tập hợp lại tạo thành bó sợi cellulose. Các bó sợi cellulose xếp sát nhau tạo thành thành tế bào vững chắc.

6 tháng 2 2023

Các phân tử cellulose sắp xếp cạnh nhau thành các chuỗi và tạo thành các bó sợi cellulose sát nhau  phù hợp với chức năng bảo vệ và định hình cho tế bào của thành tế bào.

22 tháng 3 2023

Cấu tạo của các vi sợi cellulose:

- Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.

- Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.

- Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.

23 tháng 3 2023

Quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:

(1) Hấp thụ: Gai glycoprotein của virus tiếp xúc với tế bào lympho T ở thụ thể CD4.

(2) Xâm nhập: Virus HIV vào xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế dung hợp màng.

(3) Tổng hợp: Nhờ enzyme phân giải lớp vỏ, chúng giải phóng hệ gene vào tế bào chất, tại đây chúng tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn DNA từ mạch RNA ban đầu. Đoạn DNA xâm nhập vào nhân tế bào, cài xen vào bộ gene của tế bào lympho T, nhờ đó chúng nhân lên cùng với phân tử DNA của tế bào và phiên mã để tạo ra RNA của virus. RNA đi ra ngoài tế bào chất, tiến hành tổng hợp thành vật chất di truyền của HIV và lớp vỏ của chúng. Ở giai đoạn gắn vào DNA của vật chủ, chúng có thể tạo thành tiền virus và theo chu trình tiềm tan.

(4) Lắp ráp: RNA cùng với protein tạo thành nucleocapsid. Đồng thời, các protein của lớp vỏ ngoài được gắn lên màng tế bào.

(5) Phóng thích: Nucleocapsid đi ra ngoài theo cơ chế xuất bào, màng tế bào bao lấy nucleocapsid và tạo thành lớp vỏ ngoài.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
12 tháng 10 2021

A

23 tháng 3 2023

- Ở tế bào động vật, tế bào chất phân chia bằng cách hình thành eo thắt theo hướng từ ngoài vào trong để tách thành hai tế bào con.

- Ở tế bào thực vật, tế bào chất phân chia bằng cách hình thành vách ngăn theo hướng từ trong ra ngoài để tách thành hai tế bào con.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
12 tháng 10 2021

1.A

2.D

29 tháng 1 2023

- Sắp xếp các hình theo trật tự đúng của các kì trong quá trình phân bào: (2) → (1) → (5) → (3) → (6) → (8) → (4) → (7).

- Giải thích:

(2): Các nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái dãn xoắn, tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể đơn → Tế bào đang ở đầu kì trung gian, chuẩn bị nhân đôi nhiễm sắc thể.

(1): Các nhiễm sắc thể đơn nhân đôi tạo thành nhiễm sắc thể kép, tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể kép → Tế bào đang ở cuối kì trung gian.

(5): Các nhiễm sắc thể kép tiếp hợp và trao đổi đoạn, tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể kép → Tế bào đang ở kì đầu I.

(3): Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể kép → Tế bào đang ở kì giữa I.

(6): Các nhiễm sắc thể kép phân li độc lập về hai cực của tế bào, tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể kép → Tế bào đang ở kì sau I.

(8): Tế bào chất phân chia tạo 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa 1 nhiễm sắc thể kép → Tế bào đang ở kì cuối I.

 

(4): Các nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào → Tế bào đang ở kì sau II.

(7): Tế bào chất phân chia tạo hai tế bào con có 1 nhiễm sắc thể đơn → Tế bào đang ở kì cuối II.

6 tháng 2 2023

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di chuyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng

- Thời gian nhân lên của phage T4 rất nhanh (chỉ 22 phút đã tạo ra được rất nhiều tế bào mới)

23 tháng 3 2023

- Cấu tạo thành tế bào thực vật: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Trong đó:

+ Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.

+ Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.

+ Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.

+ Tập hợp các vi sợi tạo nên thành tế bào thực vật.

- Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì: Với cấu trúc như trên, thành tế bào có tính vững chắc, chống lại được các tác động nhất định của các yếu tố bên ngoài.