Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt theo phương pháp lên men chìm:
- Bước 1: Chuẩn bị giống vi khuẩn chủng Bacillus thuringiensis chuẩn.
- Bước 2: Nhân giống. Thực hiện nhân giống cấp 1 trên máy lắc và nhân giống cấp 2 trong nồi lên men 500 lít hoặc 5000 lít.
- Bước 3: Lên men.
- Bước 4: Li tâm để thu sinh khối.
- Bước 5: Sấy, nghiền sinh khối vi khuẩn.
- Bước 6: Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm. Sản phẩm có thể ở dạng chai hoặc dạng gói.
Quy trình muối chua rau, củ, quả:
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).
- Bước 2. Lên men: Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thủy tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi, để ấm), nén chặt, đậy kín và đặt ở nơi ấm có nhiệt độ khoảng 28 – 30 oC.
- Bước 3. Thu nhận và bảo quản: Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý:
+ Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm dưa chua bằng nước sôi trong khoảng thời gian 2 – 3 phút.
+ Có thể phơi héo nguyên liệu để làm giảm lượng nước, dưa chua sẽ giòn hơn.
+ Cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm đảm bảo quá trình lên men kị khí. Có thể tăng lượng muối hợp lí để hạn chế quá trình lên men, tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường.
Quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:
(1) Hấp thụ: Gai glycoprotein của virus tiếp xúc với tế bào lympho T ở thụ thể CD4.
(2) Xâm nhập: Virus HIV vào xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế dung hợp màng.
(3) Tổng hợp: Nhờ enzyme phân giải lớp vỏ, chúng giải phóng hệ gene vào tế bào chất, tại đây chúng tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn DNA từ mạch RNA ban đầu. Đoạn DNA xâm nhập vào nhân tế bào, cài xen vào bộ gene của tế bào lympho T, nhờ đó chúng nhân lên cùng với phân tử DNA của tế bào và phiên mã để tạo ra RNA của virus. RNA đi ra ngoài tế bào chất, tiến hành tổng hợp thành vật chất di truyền của HIV và lớp vỏ của chúng. Ở giai đoạn gắn vào DNA của vật chủ, chúng có thể tạo thành tiền virus và theo chu trình tiềm tan.
(4) Lắp ráp: RNA cùng với protein tạo thành nucleocapsid. Đồng thời, các protein của lớp vỏ ngoài được gắn lên màng tế bào.
(5) Phóng thích: Nucleocapsid đi ra ngoài theo cơ chế xuất bào, màng tế bào bao lấy nucleocapsid và tạo thành lớp vỏ ngoài.
Mô tả quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS–CoV–2:
- Tách gene mã hóa protein gai của SARS–CoV–2 và gắn vào bộ gene của virus gây bệnh ở tinh tinh.
- Tạo chế phẩm vaccine vector có mang gene mã hóa protein gai của SARS–CoV–2.
- Khi được tiêm vào cơ thể người, gene mã hóa protein gai được biểu hiện và sản sinh các protein gai.
- Các protein gai kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể chống SARS–CoV–2.
Mô tả các cấp độ tổ chức sống:
- Phân tử: Phân tử được cấu tạo từ các nguyên tử. Ví dụ: Phân tử nước H2O được cấu tạo từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử O.
- Bào quan: Các phân tử liên kết với nhau tạo nên các bào quan. Ví dụ: Phân tử DNA và phân tử protein liên kết với nhau tạo nên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.
- Tế bào: Nhiều bào quan cấu thành nên tế bào. Ví dụ: Tế bào động vật gồm nhiều bào quan như: ti thể, riboxom, bộ máy Gongi,…
- Mô: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng tạo thành mô. Ví dụ: Nhiều tế bào thần kinh tạo thành mô thần kinh,…
- Cơ quan: Tập hợp nhiều mô tạo thành cơ quan. Ví dụ: Dạ dày được cấu tạo từ mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh, mô biểu bì,…
- Hệ cơ quan: Tập hợp cơ quan cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ cơ quan
Ví dụ: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch);…
- Cơ thể: Nhiều hệ cơ quan phối hợp nhịp nhàng, thống nhất tạo thành cơ thể. Ví dụ: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ sinh dục,…
- Quần thể: Tập hợp nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tự nhiên tạo ra thế hệ sau tạo thành một quần thể. Ví dụ: Quần thể trâu rừng, quần thể cây cọ tại một vùng đồi của Phú Thọ,…
- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian tạo thành quần xã. Ví dụ: Quần xã các loài trong rừng Cúc Phương,…
- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,…
- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.
Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
- Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
- Sự trao đổi đoạn và sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong kì sau giảm phân I trong giảm phân tạo nên rất nhiều loại giao tử. Qua thụ tinh, sự kết hợp của các loại giao tử tạo nên nhiều tổ hợp gen mới, hình thành nên sự đa dạng di truyền của loài.
1/
Xác định mẫu vật trong mỗi hình:
- Hình (a): Tiêu bản có chứa nhiều tế bào với các hình dạng, kích thước khác nhau → Đây là một tập hợp các vi sinh vật đơn bào → Đây là tiêu bản của một giọt nước ao.
- Hình (b): Tiêu bản có chứa các tế bào có hình dạng, kích thước như nhau, xếp sít nhau → Đây là các tế bào của cùng một mô → Đây là tiêu bản của một lát biểu mô ở động vật.
2/
Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:
- Điểm giống nhau: Đều quan sát được các tế bào có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được.
- Điểm khác nhau:
+ Tiêu bản ở hình (a) là tiêu bản của các cơ thể đơn bào.
+ Tiêu bản ở hình (b) là tiêu bản của các tế bào có trong một mô của một cơ thể đa bào.
Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cố định CO2
Trong giai đoạn này RuBP (ribulose bisphosphate)được chuyển hóa thành APG (Phosphoglyceric acid) và có sự tham gia của CO2 đồng thời ATP được chuyển hóa thành ADP và NADPH bị chuyển thành NADP+
Giai đoạn 2: Khử
APG bị khử thành AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) và tạo ra glucose, glucose liên kết với các phân tử đường khác để tạo thành các polysaccharide như tinh bột, saccharose.
Giai đoạn 3: Tái tạo chất nhận
Giai đoạn này có sự tham gia của ATP, năng lượng từ ATP chuyển hóa AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) thành RuBP (ribulose bisphosphate) để tiếp tục tổng hợp các polysaccharide mới.
Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1. Cố định CO2: CO2 kết hợp với phân tử ribulose 1,5-bisphosphat (RuBP) dưới tác dụng của enzyme xúc tác rubisco tạo thành 2 phân tử 3 – phosphoglyceric acid (APG).
- Giai đoạn 2. Giai đoạn khử: 3 – phosphoglyceric acid (APG) được phosphoryl hóa nhờ enzyme phosphoglycerate kinase, quá trình này sử dụng năng lượng ATP và giải phóng ADP; sau đó sản phẩm tiếp tục bị khử bởi NADPH thành aldehyde phosphoglyceric (AlPG).
- Giai đoạn 3. Giai đoạn tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG được sử dụng để tái tạo RuBP. Trong loạt phản ứng, khung carbon của 5 phân tử AlPG được sắp xếp lại nhờ 3 phân tử ATP và tạo nên 3 phân tử RuBP để chuẩn bị nhận trở lại nhận 3 phân tử CO2 và 1 chu trình Calvin mới lại được bắt đầu.
Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính
- Nước thải xử lí sơ cấp cho vào bể sục không khí
- Nước qua bể lắng có chưa bùn hoạt tính
- Nước sạch được đưa ra ngoài và bùn hoạt tính được đưa trở lại làm giống cùng nước thải sử lí sơ cấp.
- Bùn thừa được phân giải yếm khí
Quá trình xử lí nước thải bằng bể UASB
- Nước được bơm vào bể qua hệ thống ống phun nước thải
- Nước thải được xử lý bằng bùn than hoạt tính
- Khí thải được thu bằng tấm chắn khí.
- Nước thải đã được xử lí được đưa ra ngoài.