Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:
+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.
+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.
+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.
- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:
+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.
+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.
+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.
+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.
+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.
+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,
+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.
+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.
+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ: tập trung ở phía đông và đông bắc Bắc Mỹ như: Niu I-ooc, Bô-xtơn, Tô-rôn-tô. Ở phía nam (Hiu-tơn) và phía tây (Lôt An-giơ-let).
- Các ngành kinh tế ở một số trung tâm: Cơ khí, năng lượng, truyền thông, tài chính, luyện kim, hóa chất, chế biến nông-lâm-thủy sản, du lịch.
Những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu:
- Tài chính – ngân hàng;
- Giao thông vận tải;
- Truyền thông;
- Công nghiệp công nghệ cao,…
Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới vì:
- Năm 2020, GDP đạt hơn 15 nghìn tỉ USD (xếp thứ 2 thế giới).
- Liên minh châu Âu là trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới.
- Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.
- Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị cao (khoảng 80% dân số (năm 2020)).
+ Ở nhiều nơi, đô thị hóa mang tính tự phát làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường….
- Các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở ven biển như: Mê-hi-cô-xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô-đê Gie-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt-ai-ret, Xan-ti-a-gô.
Tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020:
- Hoa Kỳ: 20893,7 : 84679,9 \(\times\) 100 = 24,7%
- Liên minh Châu Âu: 15292,1 : 84679,9 \(\times\) 100 = 18,1%
- Trung Quốc: 14722,7 : 84679,9 \(\times\) 100 = 17,4%
- Nhật Bản: 5057,8 : 84679,9 \(\times\) 100 = 6%
Nhận xét: Các nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm khoảng 66,2% trong tổng GDP của thế giới. Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất với 24,7%, tiếp đến là Liên minh Châu Âu (18,1%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản chiếm tỉ trọng GDP thấp nhất với 6%.
- Mật độ dân số ở Ô-xtrây-li-a:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất: bang Vich-to-ri-a với trên 25 người/km2.
+ Vùng có mật độ dân số thấp nhất: vùng lãnh thổ phía bắc với dưới 1 người/km2.
- Một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a: A-đê-lai, Men-bơn, Gi-lông, Hô-bát, Can-be-ra, Xit-ni, Niu Cát-xơn, Brix-bên,…
=> Các đô thị thường tập trung tại khu vực phía đông nam lục địa Ô-xtrây-li-a (bang Vic-to-ri-a và bang Niu Xao Uây).
Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:
- Nhiều mạng lưới sông khá dày, phân bố đồng đều
- Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa, vừa do tuyết tan
- Có nhiều hồ nhất thế giới, phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm
-Con người có những phương thực hiệu quả để khai thác và sử dụng đất, nguồn nước
=>Kinh tế đô thị Bắc Mĩ phát triển và trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới
-Bên cạnh việc khai thác, con người đi liền với bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững
– Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ:
+ Khu vực phía tây ven biển Thái Bình Dương: Van-cu-vơ, Xan-phran-xi-cô, Lốt-an-giơ-lét.
+ Khu vực phía đông ven biển Đại Tây Dương: Niu-Oóc, Oa-sinh-tơn, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Si-ca-gô.
+ Khu vực phía Nam: Hau-xtơn, Niu Oóc-lin.
– Các ngành kinh tế ở một số trung tâm:
(Em có thể lấy vài trung tâm điển hình, không cần ghi tất cả)
+ Van-cu-vơ: sản xuất giấy, điện tử – viễn thông, hải cảng, du lịch và chế biến nông sản.
+ Xan-phran-xi-cô: Cơ khí, hải cảng, đóng tàu, ngân hàng, hóa chất, hàng không và điện tử – viễn thông.
+ Lốt-an-giơ-lét: hàng không, đóng tàu, chế biến nông sản, hải cảng, dệt may, du lịch, điện tử – viễn thông, sản xuất ô tô, ngân hàng, sản xuất máy bay.
+ Niu-Oóc: luyện kim đen, chế biến nông sản, ngân hàng, dệt may, du lịch, hóa chất, điện tử – viễn thông, hàng không.
+ Oa-sinh-tơn: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, hải cảng, điện tử – viễn thông.
+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, chế biến nông sản, hóa chất, sản xuất ô tô, cơ khí.
+ Môn-trê-an: sản xuất máy bay, chế biến nông sản, dệt may, ngân hàng, du lịch, hóa chất, điện tử – viễn thông, hàng không.
+ Si-ca-gô: luyện kim đen, ngân hàng, chế biến nông sản, hóa chất, cơ khí.
+ Hau-xtơn: luyện kim đen, hóa chất, điện tử – viễn thông, đóng tàu, sản xuất máy bay.
+ Niu Oóc-lin: luyện kim màu, hóa chất, sản xuất máy bay.