K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

- Quân đội nhà Trần gồm:
+ Cấm quân
+ Quân ở các lộ
- Ở các làng, xã có hương binh đề khi có chiến tranh còn có quân của các vương hầu.
- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng tho chính sách ‘’ Ngụ binh ư nông ‘’ và theo chỉ trương ‘’ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông ‘’
- Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Nhà Trần cử các tướng giỏi càm quân đóng giữ các vị trí quan trọng, nhất là ở cá
c biên giới phái Bắc.

=> Tổ chức chặt chẽ; chủ trương, chính sách chính xác, thiết thực 

(Tham khảo nha em)

Chúc em học tốt!!!

6 tháng 1 2019

- Quân đội nhà Trần gồm:
+ Cấm quân
+ Quân ở các lộ
Ở các làng, xã có hương binh đề khi có chiến tranh còn có quân của các vương hầu.
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng tho chính sách ‘’ Ngụ binh ư nông ‘’ và theo chỉ trương ‘’ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"

Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
Nhà Trần cử các tướng giỏi càm quân đóng giữ các vị trí quan trọng, nhất là ở các biên giới phái Bắc.

13 tháng 12 2019

Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.

Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy ra.

Việc lấy quân của nhà Trần không có số nhất định, chỉ chọn dân binh khỏe mạnh thì lấy, cứ 5 người 1 ngũ, 10 người 1 đô. Khi có việc mới gọi những người này, nếu không thì cho họ ở nhà làm ruộng.

Nhờ chính sách này, lực lượng quân đội nhà Trần khá đông. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quân cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người.[2]

Tại các phủ, lộ có lộ quân. Lộ quân làm nhiệm vụ phòng giữ ở các lộ. Mỗi lộ quân có khoảng 20 phong đoàn. Giữa thế kỷ 14, Trần Dụ Tông đặt thêm Bình hải quân ở Hải Đông. Sau này Trần Duệ Tông tăng thêm các lộ quân Thiên Trường, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

13 tháng 12 2019

thank you bạn nha

16 tháng 12 2018

Sự đúng đắn và sáng tạo trong lối đánh giặc của vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lầ thứ nhất là:

-Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.

-Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí

-Thành lập đội dân binh.

-Ngày đêm tập luyện võ nghệ

16 tháng 12 2018

vườn ko nhà trống nha bạn

29 tháng 12 2017

Mình nghĩ không chỉ nên xét về mặt yếu của tổ mà còn xét về mặt mạnh của tổ . Nếu chỉ xét về mặt nhược điểm thì chỉ nêu những hành vi của những bạn không cố gắng, còn những bạn cố gắng thì không được nêu trước toàn lớp thì bạn ấy sẽ không cố gắng phát huy tiếp. Những bạn cố gắng thường rất vinh dự khi được nêu những kết quả đạt được của mình đã đạt,nếu không bạn sẽ không có động lực phát huy tiếp . Mình nghĩ những người tổ trưởng nên nhận xét về mặt ưu điểm : điểm tốt , có cố gắng trong học tập,làm việc tốt , ...

29 tháng 12 2017

thì cô giáo sẽ hỏi về ưu điểm rồi bạn ấy sẽ trả lời, mà tui thấy hồi giờ chỉ toàn nói về nhược điểm thui mà

8 tháng 4 2020

2 bo may nay giong het nhau va bo may nay very good

10 tháng 10 2019

Câu 2 :

Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

- Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

                                                                 ~~~HOK TỐT~~~
                                                    #BLINK
 

2. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế:

- Đất nước thống nhất, xã hội ổn định. Nhân dân có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế

- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển kinh tế đất nước: cày tịch điền, đào kênh, khai hoang, thành lập các xưởng thủ công, mở rộng buôn bán,...

10 tháng 5 2018

Việt Nam

Người Việt Nam thường chào đón Tết Nguyên đánvới phong tục thú vị và điều quan trọng nhất là thái độ tích cực của mọi người cho một năm mới. Người dân Việt Nam tin rằng những gì họ nói, những gì họ làm và những gì họ tin vào 3 ngày đầu năm mới sẽ đều đại diện cho những điều sẽ diễn ra trong một năm tới của họ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn luôn thấy khuôn mặt tươi cười của người dân địa phương, những món quà hào phóng và tiền lì xì may mắn cho người già và trẻ em.

Truyền thống đón năm mới ở các nước ăn Tết âm lịch diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Trước Tết, nhà cửa thường được dọn dẹp sạch sẽ, mọi khoản nợ cũ phải thanh toán hết và trẻ con được mua quần áo mới để năm mới được khởi đầu một cách tích cực. Người Việt Nam thường mua các loại mứt tết, trà ngon, bánh kẹo, hoa quả và rượu để chúc Tết người thân và những người có ơn với mình. 

Bàn thờ tổ tiên được lau chùi, trang hoàng với mâm ngũ quả, hoa, hương, các loại đồ ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng, giò, xôi gấc. Họ cũng thường chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài và phát lộc.

10 tháng 5 2018

Người Việt Nam thường chào đón Tết Nguyên đánvới phong tục thú vị và điều quan trọng nhất là thái độ tích cực của mọi người cho một năm mới. Người dân Việt Nam tin rằng những gì họ nói, những gì họ làm và những gì họ tin vào 3 ngày đầu năm mới sẽ đều đại diện cho những điều sẽ diễn ra trong một năm tới của họ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn luôn thấy khuôn mặt tươi cười của người dân địa phương, những món quà hào phóng và tiền lì xì may mắn cho người già và trẻ em.

Trước Tết, nhà cửa thường được dọn dẹp sạch sẽ, mọi khoản nợ cũ phải thanh toán hết và trẻ con được mua quần áo mới để năm mới được khởi đầu một cách tích cực. Người Việt Nam thường mua các loại mứt tết, trà ngon, bánh kẹo, hoa quả và rượu để chúc Tết người thân và những người có ơn với mình. 

Bàn thờ tổ tiên được lau chùi, trang hoàng với mâm ngũ quả, hoa, hương, các loại đồ ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng, giò, xôi gấc. Họ cũng thường chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài và phát lộc.

21 tháng 4 2018

- luận điểm : + nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước

- thời quá khứ: các tấm gương tiêu biểu , anh hùng dân tộc

lí lẽ: + Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang ( kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ)

- hiện tại : rất giống với tổ tiên ngày trước , đoàn kết tham gia kháng chiến bảo vệ đất nước

+ các lứa tuổi , từ cụ già đến em nhỏ

+ tuyên truyền và hậu phương , các chiến sĩ mặt trận, các công chức phụ nữ và các bà mẹ

+ các giới đồng bào và các tầng lớp xã hội , công nhân, nông dân, điền chủ

1.Luận điểm chính:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Luận điểm phụ:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

+ Từ các cụ già tóc bạc.....ghét giặc

+ Từ những chiến sĩ.....như con đẻ của mình

2.

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

1 .

a) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu những chứng cứ trong đời sống của Bác các phương diện (xem phần thân bài mục b)

b) Bố cục và hợp dàn ý:

Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài ngắn nghị luận hoàn chính cụ thể là:

2.*Bố cục

Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.

+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày.

- Nhà ở.

- Việc làm.

- Lời nói, bài viết.

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.

+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...