Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.
- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.
+ Ý kiến nhỏ 1.1: khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.
+ Ý kiến nhỏ 1.2: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.
+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.
- Ý kiến lớn 2: tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc thông qua hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.
Em tham khảo cái này nhe , cug xin loi vì sự chậm trễ này tại a thấy mn ít trả lời box Văn quá =))
Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - mẫu 1
Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sĩ của nó.
Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen vào ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Như chúng ta đã biết, ca dao không chỉ là món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam mà nó còn là những bài học triết lý sống sâu sắc mà ông cha ta để lại. Trong đầm gì đẹp bằng sen chính là một bài ca dao như thế. Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của bông hoa sen mà ẩn sâu trong đó cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta về một triết lí sống cao đẹp. Như bông hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn, con người cũng phải giữ cho mình luôn trong sạch dù trong hoàn cảnh xấu. Đó là một bài học đắt giá về đạo lý làm người, một nét đẹp của con người Việt Nam vừa đẹp, vừa thanh cao cũng công chính, liêm minh. Vì vậy, chúng ta cũng phải lưu giữ, phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp đó bằng việc lưu giữ các bài ca dao mà ông cha ta để lại.
1.
- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết: • Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè. • Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.
- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
• Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.
• Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".
• Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
2.
Điều làm nên sự hấp dẫn của cốm Vòng là :
+ Hương thơm : hương sen, hương lúa, hương sữa
3.
Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm. • Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. • Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. • Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. => Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.
Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.
Em rút ra những lưu ý:
+ Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng.
+ Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận sẽ giúp việc phân tích một tác phẩm văn học cụ thể, rõ ràng hơn.
+ Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý để triển khai ý mạch lạc làm bài.