Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng tôi đời đời ghi lòng, tạc dạ, tự hào về thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ cứu nước sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường, đem sức trẻ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lấy tuổi xuân và máu mình tô thắm màu cờ Tổ quốc. Trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay là phải ra sức gìn giữ cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó, mỗi thanh niên Việt Nam phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam.
Mở bài.
- Yêu biết mấy hình ảnh người thanh niên thời kỳ chống Mỹ : cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc.
- Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm; và lòng tôi được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.
2. Thân bài.
a. Khái quát :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiện lên một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn . Ba nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát , vất vả khó khăn của dân mình, hay tội ác tày trời của giặc Mỹ mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định ; Anh thanh niên, cô kĩ sư và những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.
b. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong chiến đấu
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ , trang văn của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào hùng. đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghị lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất.
- Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ .
+ Hình ảnh làm chủ những chiếc xe không kính. người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: “Ung dung buồng lái ta ngồi…..Như sa như ùa vào buồng lái.” ( Phân tích làm rõ )
+ Nhưng có thể nói đẹp nhất của người chiến sĩ lái xe là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: “ Không có kính, ừ thì ướt áo…. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” ( Phân tích làm rõ )
+ Những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. ( Phân tích làm rõ )
- Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương
+ Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường:”Những chiếc xe từ trong bom rơi…Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”( Phân tích làm rõ )
+ Người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ “ Trái tim” chứa chan tình yêu Tổ quốc : “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….Chỉ cần trong xe có một trái tim”. ( Phân tích làm rõ )
+ Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Những cô gái thanh niên xung phong là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống: Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ; Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” dù trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy); Phương Định là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. ( Phân tích làm rõ )
c. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong lao động
- Lặng lẽ Sa Pa " như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương , đất nước. Trong cái lặng lẽ của Sa Pa , một nhịp sống sôi động , sáng tạo của tuổi trẻ đang trỗi dậy bên trong đó , hòa cùng với công việc của mọi người trong đất nước . Đó là những con người lặng lẽ , âm thầm , ngày đêm đang sống và cống hiến hết mình cho đất nước .
+ Họ là những con người nhiệt tình và hăng say trong lao động .Trong điều kiện khắc nghiệt nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. ( Phân tích làm rõ )
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. ( Phân tích làm rõ )
Trong cái lặng im của Sa Pa, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp
d. Đánh giá :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Kết bài.
Năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã bắt được cái nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của con người đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không bao giờ quên - bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam.
2.Nguyên nhân
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
Ý nghĩa
+Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
-Giai đoạn 1954-1960:
-Trong hai năm 1955-1956 ta lấy từ tay địa chủ hơn 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ chia cho nông dân nghèo thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đã đề ra từ năm 1930.
-Những năm 1954-1957, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch 3 năm, khôi phục kinh tế thắng lợi. Điều này làm cho đời sống nhân dân miền Bắc ổn định tạo điều kiện để miền Bắc bước vào thời kì mới.
-Từ năm 1958-1960 Đảng đề ra chủ trương 3 năm cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Trong đó cải tạo XHCN là trọng tâm mà khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
-Những thành tựu đạt được trong kế hoạch 3 năm (1958-1960) cùng với những thay đổi lớn của miền Bắc sau 6 năm (1954-1960) đã được phản ánh tập trung trong bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố ngày 1-1-1960.
-Giai đoạn 1961-1965:
+Đảng tiến hành Đại hội Đảng lần thứ III, hoạch định đường lối cho cách mạng mỗi miền và xu thế phát triển của thời đại.
+Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ta bước đầu xây dựng nền móng của CNXH.
-Trên mặt trận quân sự : đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ nhất (5-8-1964 đến 1-11-1968)
-Trên mặt trận sản xuất: Đảng chủ trương tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH trong bất kì hoàn cảnh nào miền Bắc vẫn đẩy mạnh sản xuất và chuyển hướng kinh tế lần thứ nhất từ thời bình sang thời chiến.
-Về chi viện:
Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của. Với tinh thần mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt sẵn sang đảm bảo “thóc không thiều một cân, quân không thiếu một người”.
là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên chống Mĩ? Help meeee!!!!!
Thanh niên thơì chống Mĩ có cuộc sống khó khăn không được học đầy đủ. Về tinh thần thì họ đã cố gắng hết sức về mọi mặt.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh- Hậu phương miền Bắc luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền
- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương, sự đồng tình và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã đem những bài học quý giá:
- Một là cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.
- Hai là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện
- Ba là lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp
- Bốn là ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.
- Năm là không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
nghe giống đề văn thế?
chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ:
1. GIỐNG NHAU
Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
Phương tiện, chi phí chiến tranh:
- Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.
- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
Mục tiêu chiến tranh:
- Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miên Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
2. KHÁC NHAU
CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 – 1968)
-Lực lượng:
Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
-Phạm vi – quy mô:
Toàn Việt Nam
-Âm mưu:
Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt
-Thủ đoạn:
+ Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.
+ Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đát thánh Việt cộng”.
+ Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973)
-Lực lượng:
Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy.
-Phạm vi-quy mô:
Toàn Đông Dương
-Âm mưu:
+“Dùng người Việt đánh người Việt” và “Đùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
+ Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mĩ.
-Thủ đoạn:
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn lãm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mĩ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.
+ Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
+ Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.
+ Sẵn sàng Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.
nguồn: https://loigiaihay.com/lap-bang-so-sanh-nhung-diem-giong-va-khac-nhau-giua-hai-chien-luoc-chien-tranh-cuc-bo-1965-1968-va-viet-nam-hoa-chien-tranh-1969-1973-cua-mi-o-mien-nam-viet-nam-c87a8305.html#ixzz5o0F9W8Bj