K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2018

a,Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu. Ví dụ: làm cột trụ, vòm cửa, ...

14 tháng 12 2018

Chị ơi! Thế em trả lời câu b là ổ trục và lưới của cây quần vợt có đúng không chị?

21 tháng 3 2018

1.

  1. Trong thành phần hóa học của xương được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau:
  • Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axít clohiđric (HC1) 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương —» đó là do phản ứng giữa HC1 với chất vô cơ (CaCƠ3) tạo ra khí CƠ2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ.
  • Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khỏi bay lên (có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -» Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy giòn và bở ra (chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào côc đựng HC1 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ.

—> Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo.

21 tháng 3 2018

5.

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

câu 1:nêu cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan câu 2:phản xạ là gì?cho ví dụ?từ ví dụ đã nêu hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó? câu 3:cấu tạo và chức năng nổn câu 4:bộ xương người được chia ra thành các phần nào ?chức năng bộ xương người?đặc điểm từng loại khớp? câu 5:cấu tạp,tính chất của cơ?thế nào là sự co...
Đọc tiếp

câu 1:nêu cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan

câu 2:phản xạ là gì?cho ví dụ?từ ví dụ đã nêu hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

câu 3:cấu tạo và chức năng nổn

câu 4:bộ xương người được chia ra thành các phần nào ?chức năng bộ xương người?đặc điểm từng loại khớp?

câu 5:cấu tạp,tính chất của cơ?thế nào là sự co cơ?ý nghĩa?

câu 6:máu gồm nhưng thành phần nào?

câu 7:miễn dịch là gì?thế nào là miễn dich tự nhiên ,nhân tạo

câu 8:các nhóm máu ở người?so đồ mối quan hệ cho-nhận máu?nguyên tắc truyền máu?

câu 9;mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn,nhỏ?vai trò

câu 10:đông máu là gì?cho biết vai trò của tiểu cầu trong sự đông máu?ý nghĩa đông máu

1
26 tháng 11 2018

câu 3 từ cuối là nơron nhé

20 tháng 3 2018

Đặc điểm cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng nâng đỡ, vận động bảo vệ:

- Xương thân có xương cột sống.

- Lồng ngực nở rộng hai bên.

- Gồm nhiều đốt sống khớp với nhau cong 4 chỗ thành 2 hình chữ S giúp cơ thể đứng thẳng.

- Xương gót chân lớn, khỏe, phát triển về phía sau giúp nâng đỡ cơ thể.

20 tháng 3 2018

1. Nêu những điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân ? Ý nghĩa của những điểm khác nhau đó ?

Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt=>Đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn=>Đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

2. Nêu những điểm khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú.

Người Thủ
Tỉ lệ sọ/ mặt Lớn Nhỏ
Lồi cằm ở xương mặt Phát triển Không có
Cột sống Cong ở 4 chỗ, hình chữ S, cột sống đứng Cong hình cung, cột sống ngang
Lồng ngực Phát triển rộng sang hai bên Phát triển theo hướng lưng – bụng
Xương chậu Rộng Hẹp
Xương đùi Phát triển, khỏe Bình thường
Xương bàn chân Hình vòm, xương ngón ngắn Phẳng, xương ngón dài
Xương gót Lớn, phát triển về phía sau Nhỏ


Từ sự khác nhau đó, hãy phân tích đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ?
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
- Cột sống cong ở 4 chổ
- Xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
- Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

Tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

13 tháng 4 2018

Tế bào xương

15 tháng 4 2018

bn chắc không trần thị hà my

30 tháng 10 2018

1)

  • Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể:
    • Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.
    • Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,...
  • Tế bào là đơn vị chức năng :
    • Nhờ có hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng) mà cơ thể thực hiện các chức năng sống (trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng)
    • Ví dụ :
      • Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.
      • Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.
      • Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
      • Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
30 tháng 10 2018

2)

  • Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
  • Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

3)

Chất hữu cơ là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương
Chất vô cơ(canxi và phốt pho) làm tăng độ cứng rắn của xương
Sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất vô cơ đảm bảo cho xương vừa rắn chắc vừa đàn hồi là cột trụ của cơ thể

2 tháng 11 2021

 Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

   - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

   - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

   - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

2 tháng 11 2021

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :

   - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

   - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

 

   - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

Tham khảo

12 tháng 4 2019

1)

*Thành phần cấu tạo của xương:
-Thành phần vô cơ: Chủ yếu là các muối caxni. Làm tăng độ cứng rắn của xương.
-Thành phần hữu cơ: Protein, Lipit, Gluxit, Axit nucleic. Là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương.

*Sự to ra và dài ra của xương:
-Xương là tế bào sống nên có khả năng phân chia để làm cho xương to ra va dài ra ththeo sự phát triển của cơther:
+ Xương to ra là nhờ sự phân chia cuả các tế bào ở màng xương tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong đê hóa xương.
+ Xương dài ra là do sự phân chia tế bào của sụn tăng trưởng tạo thành các tế bào xương làm cho xương dài ra.
2)
Một số biện pháp rèn luyện xương:
+Khi mang vác lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 bên.
+ Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước...
+ Không đi giày chật, cao gót.
+ Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên...

5 tháng 3 2019

Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng(khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua sự tiêu hoá, là quá trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn.

Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non,ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp:răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.

Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

5 tháng 3 2019

cảm ơn đã làm nhưng trả lời như thế này thì bằng ko, đừng có chép mạng sai câu trả lời rồi