Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học, Đôn Ki- hô-tê nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan -xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
- Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lại bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiến diện (lệch lạc), cực đoan (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại- nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng hoà bình và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thật thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng đấu tranh mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi. Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, nao núng. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản”
Những điều tốt đẹp của nhân vật khi xông lên đánh nhau với cối xay gió- những gã khổng lồ và sau cú ngã như trời giáng thể hiện ở chỗ:
- Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu “ quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
- Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng.
- Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Không hề kêu ca, theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương
Như vậy, rõ ràng Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng tốt đẹp, là người dám chiến đấu hi sinh để phụng sự lí tưởng, là người muốn những điều tốt đẹp cho mọi người.
Nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người sách vở và không thực tế, một người mà đầu óc mù quáng và buồn cười. Điều đó thể hiện ở việc khăng khăng coi những cối xay gió là những gã khổng lồ độc ác, xông lên đánh nhau với chúng đến nỗi giáo gãy tan tành, bản thân ngất đi, con ngựa cũng bị toạc nửa lưng. Rồi cái gì cũng theo sách vở : cầu mong tình nương giúp đỡ khi giao chiến, không dám kêu đau. cho phép Xan chô Pan xa kêu la thoải mái vì sách kiếm hiệp không cấm. Và thức cả đêm để nghĩ tới tình nương, nhịn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi .
Chúng ta ca ngợi, khâm phục tinh thần sống có lí tưởng, dũng cảm chiến đấu cho công bằng, hạnh phúc của thế giới này của nhân vật, nhưng cũng phê phán sự gàn dở, mù quáng theo sách vở và cố chấp của chàng.
Nhân vật Xan chô Pan xa là một nhân vật phụ. luôn luôn thực tế và thực dụng. Anh ta không sống theo sách vở, thích được lợi, thích ăn ngon và ngủ kĩ, thích cuộc sống nhàn hạ. Khác biệt lớn nhất là anh ta không theo đuổi một lí tưởng, hành động thực tế, tránh xa những gì nguy hiểm. Có thể nói gọn lại Xan chô Pan xa là người giản dị trong tư tưởng, giản dị trong tình cảm. Điều đó vừa tương phản, lại vừa bổ sung làm nổi bật tính cách của Đôn Ki-hô-tê.
Nêu phải so sánh hai nhân vật thì cần nhấn mạnh đến việc theo đuổi lí tưởng tốt đẹp, dũng cảm chiến đấu, xông vào nơi nguy hiểm là nét khác biệt và nổi trội ở Đôn Ki-hô-tê.
Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
ban tham khao tren https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/ban-luan-ve-co-y-kien-cho-rang-nhan-vat-don-ki-ho-te-va-xan-cho-pan-xa--faq423939.html
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
"Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoác lác, trước lời an ủi của giám mã, ĐKHT đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo ĐKHT là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!
Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của ĐKHT, hiệp sĩ xứ Man-tra....
Tham khảo:
Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thực thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng tranh đấu mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi. Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, lưỡng lự. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản”
Những điều tốt đẹp của nhân vật khi xông lên đánh nhau với cối xay gió- những gã khổng lồ và sau cú ngã như trời giáng thể hiện ở chỗ:
- Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu “ quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
- Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng.
- Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Không hề kêu ca, theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương
Như vậy, rõ ràng Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng tốt đẹp, là người dám chiến đấu hi sinh để phụng sự lí tưởng, là người muốn những điều tốt đẹp cho mọi người.
Nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người sách vở và không thực tế, một người mà đầu óc mù quáng và buồn cười. Điều đó thể hiện ở việc khăng khăng coi những cối xay gió là những gã khổng lồ độc ác, xông lên đánh nhau với chúng đến nỗi giáo gãy tan tành, bản thân ngất đi, con ngựa cũng bị toạc nửa lưng. Rồi cái gì cũng theo sách vở : cầu mong tình nương giúp đỡ khi giao chiến, không dám kêu đau. cho phép Xan chô Pan xa kêu la thoải mái vì sách kiếm hiệp không cấm. Và thức cả đêm để nghĩ tới tình nương, nhịn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no.
Chúng ta ca ngợi, khâm phục tinh thần sống có lí tưởng, dũng cảm chiến đấu cho công bằng, hạnh phúc của thế giới này của nhân vật, nhưng cũng phê phán sự gàn dở, mù quáng theo sách vở và cố chấp của chàng.
Nhân vật Xan chô Pan xa là một nhân vật phụ. luôn luôn thực tế và thực dụng. Anh ta không sống theo sách vở, thích được lợi, thích ăn ngon và ngủ kĩ, thích cuộc sống nhàn hạ. Khác biệt lớn nhất là anh ta không theo đuổi một lí tưởng, hành động thực tế, tránh xa những gì nguy hiểm. Có thể nói gọn lại Xan chô Pan xa là người giản dị trong tư tưởng, giản dị trong tình cảm. Điều đó vừa tương phản, lại vừa bổ sung làm nổi bật tính cách của Đôn Ki-hô-tê.
Nêu phải so sánh hai nhân vật thì cần nhấn mạnh đến việc theo đuổi lí tưởng tốt đẹp, dũng cảm chiến đấu, xông vào nơi nguy hiểm là nét khác biệt và nổi trội ở Đôn Ki-hô-tê.
Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.
b. 2 nhân vật này tương phản với nhau
B