Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ "báo thức". Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường.
Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt. Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ. Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi.
Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó.
Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em dậy. Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn.
Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức. Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.
Chiếc đồng hồ báo thức là vật dụng rất quen thuộc đối với các bạn học sinh. Nó như một người bạn nhắc nhở các cô cậu học trò phải đi học đúng giờ. Mẹ cũng sắm cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất dễ thương hình chú mèo ú đô-re-mon. Nó to bằng bàn tay, màu xanh và được làm bằng nhựa cứng, cầm nhẹ nhưng rất chắc chắn. Đồng hồ có bốn chiếc kim : kim giờ, kim phút, kim giây và một kim để chỉnh giờ báo thức. Chiếc kim giờ màu đỏ để dễ nhận biết hơn. Trong chiếc đồng hồ, cũng in hình đô-re-mon, no-bi-ta và su-ka, xê-ko. Số chỉ giờ của đồng hồ cũng được viết cách điệu cho ngộ nghĩnh. Trên đồng hồ có hai chiếc chuông nhỏ sẽ rung khi đến giờ cài đặt để báo thức. Mặt sau của đồng hồ có các núm để chỉnh giờ và núm để đặt giờ. Đồng hồ chạy bằng pin, đằng sau chiếc đồng hồ có chỗ để lắp pin, chỉ cần hai cục pin là đồng hồ có thể hoạt động được. Em thường dùng pin con thỏ, pin sử dụng được rất lâu. Tận ba tháng mới phải thay pin mới nên cũng rất tiện. Em để đổng hồ ở chiếc bàn cạnh giường ngủ, mỗi khi đến giờ đã cài, đồng hồ sẽ báo giúp em đi học đúng giờ. Đồng hồ báo thức luôn đồng hành cùng em hằng ngày. Bây giờ, em không chỉ cài giờ để dậy mỗi sáng, mà còn cài giờ mình cần làm những việc quan trọng trong ngày. Thực sự chiếc đồng hồ là người bạn của em. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận vì đây là món quà mẹtặng cũng như là sự nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian của bản thân cũng như những người xung quanh mình.
rong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em
Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.
Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.
Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.
I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Ngày sinh nhật đối với em là một dịp thật đặc biệt.Trong ngày này, em được nhận rất nhiều món quà có ý nghĩa.Trong đó em thích nhất là cây bút mực mà chị gái em đã tặng.
Chiếc bút nhìn bên ngoài trông có vẻ nhỏ bé như vậy thôi nhưng nó lại có một sức mạnh vô cùng to lớn.Từ chiếc bút này, rất nhiều con chữ có thể nối đuôi nhau ra đời. Nắp bút đc làm bằng kim loại không quá nặng cũng không quá nhẹ. Phần gài bút đc mạ kền vàng nên lúc nào trông cũng rất óng ánh. Thân bút cũng đc làm bằng kim loại. Nó có màu xanh nước biển và trơn bóng. Trên thân bút còn in dòng chữ " Bút luyện viết chữ đẹp". Càng gần về phía thân bút thì bút càng nhỏ lại.
Muốn viết đc chữ thì em đều phải mở nắp bút ra. Ngòi bút có màu vàng ở một mặt, mặt kia lại có màu đen. Cùng là bút mực nhưng cái ngòi quan trọng lắm. Nhờ ngòi bút này mà em có thể viết những nét chữ đẹp như in. Để bút xuống mực đều và nét chữ thật đẹp thì hằng ngày em phải bơm mực cho nó. Ruột bút làm bằng cao su, bên ngoài có vỏ đc bao bọc bởi inox có rãnh khuyết ở để bơm mực lên dễ dàng. Bên trong của ruột lại có một cái ống nhỏ xíu và rỗng dùng để dẫn mực.
Từ ngày có chiếc bút máy này, em rất hứng thú với việc luyện chữ. Năm nay em còn được gọi vào đội tuyển thi viết chữ đẹp của trường nữa. Điều này khiến em vô cùng tự hào và thêm yêu chiếc bút mực của mình.
Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị Hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.
Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ở đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.
Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.
Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.
Nắng chiều đã nhạt, những tia nắng vàng ong rải nhẹ trên sân trường. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ tan học, học sinh các lớp lần lượt ra về.
Trên các hành lang, học sinh đi từng hàng một ra sân, rồi tiến ra phía trước. Cổng trường đã rộng mở, một số phụ huynh đã đến trước cổng để đón con, ai cũng đăm đăm nhìn vào đám học sinh đã lũ lượt đi ra. Trong phút chốc, cổng trường chật ních. Bạn dắt xe, bạn hôi hả đi bộ, vai mang cặp, mắt nhìn về phía trước. Có bạn tươi tỉnh và phấn chấn vì được điểm cao. Có bạn thì buồn rượi vì bị điểm kém. Có người khoe với bố: "Hôm nay con được điểm mười". Có bạn khoe với mẹ: "Hôm nay con được cô giáo khen"... Tiếng cười, nói vang vọng. Tiếng còi xe píp! píp! Tiếng xe nổ trước cổng trường. Tất cả như một bán hòa âm sôi động. Làn gió mát rượi thổi đến, những chiếc lá bàng lắc lư như vẫy chào chúng em, những lá phượng xòe ra đưa đẩy trong làn gió nhẹ đả làm cho quang cảnh trường em thêm đẹp. Trời chiều một màu xanh trong, thoáng đãng. Anh nắng dịu nhẹ ngả dài trên mái ngói, đọng trên hàng hiên. Nắng mỗi lúc nhạt dần rồi hòa vào dòng người đang tấp nập đi về.
Mười phút trôi qua, học sinh và thầy cô giáo đã lần lượt ra về. Bầu không khí tĩnh lặng lại đến với trường, với lớp. Lúc này, sân trường chỉ còn mỗi bác bảo vệ cần mẫn, thân quen.
Buổi tan học diễn ra thật náo nhiệt và nhanh chóng. Chúng em ra về với mái ấm gia đình trong niềm hân hoan, phấn chấn. Hình ảnh ngôi trường với bao ước vọng luôn in mãi trong em.
Bỗng một hồi trông vang lên. Lớp học nhôn nháo hẳn lên Các bạn vội vàng xếp sách vở và đồ dùng học tập cho vào cặp của mình. Sau khi đứng chào cô giáo, từng tốp ùa ra cửa lớp.
Giờ tan học, cả trường như đàn ong vỡ tổ, nhiều bạn vừa chạy vừa hét to lên. Một vài bạn nhảy tưng tưng thích thú lắm. Mấy bạn hiếu động cứ chạy vờn đuổi nhau quanh sân. Các bạn gái đi thành từng cặp hoặc thành từng nhóm, cặp để trước ngực khoan thai bước, vừa đi vừa chuyện trò rôm rả lắm. Tiếng thầy phó hiệu trưởng dõng dạc trên loa phát thanh: “Các em học sinh chú ý ! Giờ tan học của chúng ta cũng là giờ tan tầm của nhà máy, cơ quan. Các em ra cổng nhớ không được đi thành hàng năm hàng ba; đi bộ phải đi trên vỉa hè để đảm bảo luật lệ giao thông". Trên hành lang phòng họp, các thầy cô tươi cười nhìn chúng em ùa ra cổng trường. Thầy Tuấn dạy thể dục rất vui tính, giơ nắm tay dứ dứ về phía chúng em và nói:
- Cẩn thận đấy ! Đúng là nhất quỷ nhì ma...
Ngoài cổng trường còn ồn ào hơn. Con đường trước cổng như tắc nghẽn lại. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe bóp inh ỏi xin đường, tiếng động cơ xe máy... tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn. Mãi hai mươi phút sau, hoạt động bình thường của đường phố mới trở lại như cũ.
Học cả buổi, trời lại oi nồng, được ra về là điều làm chúng em thích thú. Em cũng hòa vui chung trong dòng chảy của bạn bè. Tuy thế, em cũng nhận thấy chúng em còn có khuyết điểm gây ồn ào và làm ảnh hưởng trật tự giao thông. Riêng em, em hứa sẽ sửa chữa để thầy cô và cha mẹ vui lòng.
"Meo...meo...meo, rửa mặt như mèo". Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em. Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom. Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra.
Tôm rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại. Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được "trang bị" một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm "một người thợ săn chuột" bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.
Mi mI có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫng vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.
Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.
Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài cát', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".
Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn qúit nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.
Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự vói cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.
Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.
Học tốt
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.
Học tốt
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
DÀN Ý :
I. Mở bài
- Cái cặp là người bạn thân thiết của em
- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường
- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập
II. Thân bài
a. Tả bao quát
- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn
- Làm bằng vải da , có quai đeo.
b. Tả chi tiết
- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.
III. Kết bài
- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.
KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận
Nhà em có nuôi một con mèo. Nó là thành viên khá quan trọng trong gia đình em.
Con mèo vừa tròn một tuổi. Dáng oai vệ cứ như một con báo nhỏ. Nó là giống mèo tam thể được bác em cho năm ngoái. Mới được một năm mà chú lớn hẳn lên, nằm vừa trong vòng tay em. Em vuốt ve bộ lông dày dày êm êm và khẽ gọi: "Mi Mi - mày đi chơi để chị còn làm văn nhé". Chú có vẻ làm nũng chỉ khi khừ khừ trong cổ họng một cách yếu ớt.
Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Mi một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon.
Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra. Tôm rất thích được vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Chú mèo nhà em thính thật đấy! Một tiếng động nhỏ chú ta cũng nghe thấy. Ô kìa! Chú mèo nằm sau thùng gạo để rình chuột đấy. Bỗng một con chuột mon men đến bên chiếc lồng bàn đậy thức ăn. Chợt, chú mèo lấy đà. Mắt chú chăm chú vào gã chuột kia. Chú thu người, bốn chân chụm lại. Đoạn, Chú nhảy "phóc" một cái đến chỗ con chuột. "Chít" thế là gã chuột ranh mãnh đã nằm gọn trong móng vuốt mèo ta.
Chú mèo nhà em là thế đấy.Từ ngày có chú mèo, nhà em bớt chuột hơn. Em gọi chú là “vệ sĩ” mèo và luôn luôn coi chú như một người bạn nhỏ. "Meo,meo" tiếng kêu nhỏ, khàn khàn từ sau nhà, nghe tiếng đó là em nhận ra đúng là chú mèo nhà em. Em ôm chú vào lòng và thủ thỉ: "Chúng mình mãi là bạn của nhau nhé!"
Nhà em có nuôi một chú mèo rất xinh xắn và giỏi bắt chuột. Chú mèo chính là phần thưởng của bố mẹ dành cho chị gái em nhân dịp chị ấy chiến thắng cuộc thi cờ tướng trong ngày hội làng vào Tết năm ngoái.
Chuyện là, chị gái em hơn em hai tuổi, chị thông minh, học giỏi và rất thích chơi cờ tướng. Bố em bảo, chị làm quen với bàn cờ từ khi còn nhỏ xíu, từ năm lớp 1 chị bắt đầu chơi cờ cùng với ông ngoại. Càng ngày chị càng chơi giỏi, có lúc còn thắng được cả ông em với mấy cụ trong làng.
Hội làng em được tổ chức vào mùng Hai Tết hàng năm, năm nào cũng có môn thi cờ tướng dành cho đội thanh thiếu niên và có cả cho người lớn tuổi. Năm ngoái chị em cũng tham gia và giành chiến thắng ở phần thi dành cho thanh thiếu niên. Bố mẹ em hứa sẽ tặng cho chị một món quá mà chị thích. Thế là chị đã chọn một chú mèo làm phần thưởng cho mình. Chị bảo, vì chị thích mèo và chị biết em cũng thích mèo, nên chọn phần thưởng này để hai chị em cùng chơi chung.
Nhưng bố mẹ em lại nói, rõ là thưởng cho chị mà thành ra mèo của em mất rồi. Từ ngày chú mèo trắng xinh xắn về nhà, em vui lắm, lúc nào cũng thích nô đùa với chú. Em đặt tên cho mèo là Miu Miu vì hình như chú mèo nào cũng được đặt tên như vậy.
Miu Miu của em là giống mèo Nga, mình dài, tai đứng, mắt xanh như ngọc và bộ lông trắng muốt như tuyết. Chú rất nhanh nhẹn và tinh nghịch. Sở thích của Miu Miu là leo trèo, sưởi nắng, mài vuốt và thích được chủ ôm ấp, vuốt ve.
Mỗi sáng Miu Miu đều chạy ra sân, nằm dài ra sưởi nắng. Sau đó nó lại chạy tới cây dừa cảnh của bố em, giương bộ móng vuốt sắc nhọn, cào liên hồi vào thân cây. Nó lao nhanh lên ngọn cây chỉ trong vài giây rồi lại nhảy xuống đất mà chẳng hề hấn gì.
Mỗi khi thấy em ngồi xem ti vi hay học bài, Miu Miu đều chạy đến, leo lên đùi em, cuộn tròn thân lại rồi kêu “meo meo” nũng nịu. Em đưa hai ngón tay luồn xuống cổ nó, gãi nhẹ nhàng, thế là những tiếng “meo meo” liền biến mất, nó ngửa cổ lên, đôi mắt lim dim vẻ hưởng thụ khoái chí lắm.
Lúc bố em mới mang Miu Miu về, ai cũng nói giống mèo tây chỉ thích chơi, không biết bắt chuột và còn rất khó nuôi. Nhưng Miu Miu của em lại không như thế. Nó có thể ăn mọi thứ như những con mèo ta của nhà hàng xóm và còn là một “sát thủ cừ khôi” đối với loài chuột. Chuột nhắt, chuột cống, chuột chù… mỗi lần nhăm nhe tới nhà kho đựng gạo của nhà em đều bị Miu Miu phát hiện và “xử” ngay tại trận. Bố em bảo, Miu Miu thính như thế là nhờ nó có bộ ria mép dài ngoằng. Em nghĩ, chẳng hẳn bộ ria méo ấy là “chiếc cần ăng ten” giúp Miu Miu “bắt sóng” được tín hiệu đột nhập của những con chuột hôi hám.
Em sẽ chăm sóc Miu Miu thật cẩn thận, để hàng ngày nó vui chơi với em và giúp mẹ em bảo vệ kho gạo. Cả nhà em ai cũng yêu quý Miu Miu và coi Miu Miu là một thành viên không thể thiếu trong gia đình.