Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. 1 người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sận, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào ,mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, 1 bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến.
Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: "Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!" Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chung tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích
Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm,... Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng.
Có 1 kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là 1 giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. 1 buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, 1 buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy.
- Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? - Giọng ông dịu dàng
- Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha!
Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng vs chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi 1 món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao 2 hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của 1 đưa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói vs mẹ:
- Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông.
Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc.
Vậy mà....
Ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như 1 con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, k được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không cib2 ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa,...
Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: "Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành 1 con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước c/s"
Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của nggoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. "Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!" Nếu giờ đây có riêng cho mình 1 điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xáo tan bao nỗi nhọc nhằn trong c/s mà ngoại tôi- người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua. Đề 3; Tôi thấy mình đã khôn lớn
Cuộc đời người thay đổi theo độ tuổi của họ, từng độ tuổi với cách gọi khác nhau. Những người dưới mười sáu tuổi được xem là trẻ em, những người trên mười tám tuổi thì được gọi là thanh niên. Vòng đời người thay đổi theo thời gian, cứ tưởng chừng hình dáng, vẻ mặt lúc nhỏ ấy lớn lên cũng sẽ vẫn như vậy thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ theo mỗi người. Rồi sẽ có một ngày họ nhận ra rằng họ đã trở nên khác đi so với ngày xưa. Tôi cùng vậy. Tám năm rồi kể từ khi tôi bước vào cấp một, nhưng rồi tôi cũng nhận ra rằng: 'Tôi đã lớn khôn".
Tám năm học ở trường trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu học lớp một. Những ngày đầu vào trường vẫn còn nũng nịu, lo lắng và cảm giác như không muốn xa mẹ chút nào. Ngày ngày được mẹ dắt tay, nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn dắt tôi đến trường. Lúc ấy là lớp một, là năm đầu tiên tôi được dự một buổi lễ khai giảng trang trọng và hoành tráng, lúc đó tôi rất ngạc nhiên. Và rồi tám năm cũng trôi đi nhẹ nhàng, tám năm được chứng kiến cái cảnh ngày khai giảng đó quả là không còn chút gì đặc biệt với tôi. Những ngày đi học lớp bảy không còn được mẹ dắt tay đến trường, không còn sợ hãi, lo lắng vì những điều này đã quá quen thuộc so với tôi. Và nó cho tôi cảm nhận được rằng sau tám năm, tôi cũng đã lớn khôn.
Những ngày đầu còn được mẹ nâng đỡ, được mẹ dìu dắt đến trường, cùng mẹ vừa đi trên con đường quen thuộc vừa nói chuyện vui với nhau. Quả thật, những khoảnh khắc rất đáng ghi nhớ. Và rồi cũng đến lúc tôi tự lo liệu mọi việc nào là học, dọn cặp, dọn phòng,... không chỉ có những việc lặt vặt thế mà vệ sinh cá nhân rồi thay quần áo, giặt quần áo đều do tôi tự tay làm, không còn cần nhờ vả đến nữa. Nhưng những điều đó chưa khẳng định rằng tôi đã lớn khôn. Tôi đã cao hơn, nặng hơn, biết chỉn chu hơn, biết chỉnh sửa vóc dáng, biết cách chọn lựa những gì cần thiết cho chính mình. Đó chỉ là những đặc điểm khẳng định tôi đã lớn. Nhưng chỉ lớn thôi thì chẳng ích được gì, còn cần phải khôn. Làm sao mà tôi biết là tôi đã khôn? Tôi có nhiều kiến thức hơn, biết cách sửa lỗi, biết được việc nào xấu, việc nào tốt. Tôi được tiếp nhận nhiều hơn về mọi thứ xung quanh tôi. Tôi biết mình lớn khôn nghĩa là tôi có thể mắc sai lầm nhưng ít hơn. Tôi tự biết rút ra bài học cho chính mình và sửa lỗi nó.
Từ khi tôi biết tôi khôn lớn, tôi thấy tôi có ý thức hơn và không cần phải dựa dẫm vào ai cả. Thời điểm này là lúc mà tôi phải biết tự giác, phải giúp đỡ cha mẹ và mọi người xung quanh, tôi phải có trách nhiệm cho chính bản thân tôi. Tôi phải tự trau dồi kiến thức cho chính mình về mọi thứ. Và tôi đã khẳng định rằng: "tôi đã khôn lớn".
Sự khôn lớn là bổn phận, trách nhiệm và ý thức tự giác của mỗi người. Tôi cũng thế. Tôi có quyền lợi riêng và cả quyết định cho tương lai sau này của tôi. Tôi đã rất vui vì đã trưởng thành. Và giờ tôi có thể tự hào nói với mọi người: "Tôi đã lớn khôn".
đề 3:
Năm tôi 12 tuổi, lúc ấy tôi vẫn chỉ là một cô bé yếu đuối, nhu nhược và mít ướt thôi. Thời gian dần dần trôi đi và đã có người làm tôi thay đổi từ một cô bé hay khóc nhè tôi đã trưởng thành hơn.
Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày ấy, vào mỗi sáng chủ nhật tôi thường đi dạo trên con đường làng quen thuộc ấy. Bỗng nhiên tôi thấy có một cậu bé chạc tuổi đang nằm ngất xỉu ở gốc cây gần đó, tôi hoảng quá ko biết nên làm gì cả thế là tôi quyết định cõng cậu về nhà . Về đến nhà mẹ tôi ngạc nhiên hỏi " Ai đây còn?". Thế là tôi kể hết tất cả mọi chuyện cho mẹ nghe, bất chợt cậu tỉnh lại từ lúc nào ko hay tôi ra hỏi cậu " Nhà cậu ở đâu cậu còn nhớ đường về ko". Cậu chỉ khẽ bảo một câu " Tôi ko biết". Tôi liền ngạc nhiên và hỏi tên của cậu" Cậu còn nhớ tên mình ko", cậu chỉ bảo" Tôi ko nhớ gì hết đầu tôi đau quá". Vậy là từ đó tôi với cậu ấy sống chung 1 nhà và tôi phải gọi cậu bằng ánh vì cậu chín chắn hơn tôi nhiều. Ngày nào, chúng tôi cũng cứ kè kè bên nhau như hình với bóng ko chịu tách rời. Phải nói thật cậu ta cũng ra dáng anh trai lắm đó chứ, có lần tôi bị bọn bạn cùng lớp bắt nạt thế là cậu đã nhảy ngay ra cứu tôi rồi. Tuy ko phải anh em ruột nhưng tình cảm chúng tôi dành cho nhau cũng ko kém anh em ruột mấy phần. Đối với tôi bây giờ ngày nào cũng thật hạnh phúc khi có một người anh trai tốt luôn bên cạnh để bảo vệ nhuwng hạnh phúc đó mới đc có một ít thì đã trở thành nỗi buồn và đau khổ rồi. Vào một ngày nọ anh ấy nói một câu rất lạ lẫm tôi ko thể hiểu nổi " Nơi này ko thuộc về anh đã đến lúc anh phải đi rồi, tạm biệt". Tôi hỏi " Tại sao chứ chẳng phải chúng ta là anh em sao, sao anh lại bỏ em lại một mình chứ?". Anh nói với một giọng buồn buồn"Anh xin lỗi nhưng anh ko thuộc về nơi này, anh phải về nhà", những câu nói đó làm trái tim tôi như nát ra từng mảnh nhỏ. anh ấy nói" thôi đừng khóc nữa, em phải mạnh mẽ lên chứ.Dù anh có ở đâu đi chăng nữa anh vẫn sẽ nhớ tới và viết thư cho em đc chứ".Tôi vui vẻ đáp" dc a"
Kể từ đó tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và anh ấy cũng đã dạy tôi rằng hạnh phúc tuy ngắn ngủi nhưng hãy chân trong những phút giây đó để sau này ko phải hối hận.
- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
- Thân bài: Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
+ Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
+ Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.
Tham khảo nha
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt
tay đến trường,... "
- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.
II.THÂN BÀI
Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học
- Chộn rộn, háo hức đến lạ.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.
- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.
- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?
2. Ngày dầu tiên đen trường.
- Trên đường đến trường
- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.
- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.
- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm
- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.
2.Khi tới trường
Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.
Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.
- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang
trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.
- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự
điều động của nhà trường.
- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu
víu lấy áo mẹ không rời,...
- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.
3. Trong giờ học
- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.
- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.
- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.
- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.
- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!
d.Giờ ra về
- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.
- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.
- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể
mẹ nghe mọi việc.
- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.
III. KÉT BÀI
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.
- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.
I. Mở bài:
- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.
(Hoặc:
- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.
- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)
- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.
II. Thân bài:
1/ Trước ngày khai giảng:
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.
Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.
2/ Trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.
- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.
- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.
- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.
3/ Vào sân trường:
- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.
- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.
- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.
- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.
- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.
- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.
- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.
- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.
4/ Vào lớp học:
- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).
- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …
- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.
III. Kết bài:
Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.
Bài làm:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung - không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: "Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con". Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: "Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em" Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: "Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học". Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: "Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi". À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: "Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về". Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được "thưa cô giáo", lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy... tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu– một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng.
Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay.
Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.
Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.
Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo… Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên.
Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất.
Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.
Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.
Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.
Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Kha Sơn ngày ấy còn có những khu rừng kín đáo những ngôi đền chùa - nơi thờ phụng linh thiêng của nhân mà chân tay kẻ thù ở làng xã phải dè dặt mỗi khi đi lùng sục. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để bảo vệ an toàn cho cơ quan, cán bộ của Đảng, cũng vì thế mà 1940 - 1942 cán bộ của TW và sứ uỷ Bắc Kỳ thường xuyên qua lại dùng nơi đây làm nơi tổ chức, bồi dưỡng huấn luyện, truyền đạt nghị quyết của TW, là nơi để hoạt động, in ấn tài liệu và cùng ở điều kiện ấy con người Kha Sơn đã giác ngộ cách mạng; Là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Phú Bình là những địa điểm để liên lạc và hoạt động cách mạng thuận lợi. ngon cờ khởi nghĩa dành chính quyền của huyện Phú Bình cũng bắt đầu từ mảnh đất này. Với những sự kiện ấy Kha Sơn ATKII đã được Bộ văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1997 gồm có 7 địa điểm:
* Nền nhà ông Cao Nhật: Trong thời kỳ chính pháp cuối năm 1938 Kha Sơn mới chỉ có ông Nguyễn Văn Nội được giác ngộ đi theo cách mạng. Ông Nguyễn Văn Nội ra vận dụng Lê Sỹ Ký, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Mười ra nhập hội thanh niên phản đế. Đến năm 1939 nhóm thanh niên phản để nói trên trở về làng Kha Sơn hạ tiến hành giác ngộ vận động, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Sứ, Lê Phương, Nguyễn Hữu Tài và một số người khác đi theo cách mạng và từ đó Kha Sơn có nhiều gia đình nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ cán bộ, có gia đình cả cha mẹ anh em vợ chồng đều tham gia cách mạng: Vì như vậy nên nhà ông cao nhật (nay còn nền) là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình.
* Rừng mấn, rừng rác: tháng 9/1940 Pháp tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ Bắc Kỳ các cao sở mặt trận phản đế xã Kha Sơn bí mật vận động quyên góp vũ khí, gạo muối; Tháng 5/1941 đoàn cán bộ TW từ kha sơn đi dự hội nghị TW lần thứ 8, tháng 8/1945 trở về cũng dừng chân tại đây. Để thuận lợi cho hoạt động cách mạng khu an toàn khu 2 được thành lập vùng giáp danh thuộc huyện hiệp hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên). Kha Sơn là một trong các yếu địa của ATKII, Kha Sơn là nơi huấn luyện đào tạo cho cán bộ quân sự bổ xung cho các Đảng bộ Bắc Kỳ để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8, cuối năm 1943 tại Rừng Mấn, TW đã mở lớp huấn luyện quân sự chính trị cho 13 cán bộ thuộc các tỉnh Bắc Bộ từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Nhiều cuộc họp quan trọng, các hội nghị quân sự và phổ biến chỉ thị ngày 12/3/1945 Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đều diễn ra ở Kha Sơn. Và cũng tại rừng Rác tháng 4/1943 đồng chí Ngô Thế Sơn cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ đã thành lập tổ Trung Kiên và cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên tháng 7/1943 cho 3 đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Nguyễn Cao Nhật, Nguyễn Văn Xứ.
Rừng Mấn, rừng Rác là nơi liên lạc, đưa đón cán bộ công tác, nơi tổ chức tập huấn, huấn luyện cán bộ do TW tổ chức.
* Chùa Mai Sơn, Chùa Kha Sơn hạ (Chùa Ca): là nơi đặt cơ quan ấn bát (bao gồm cả biên tập báo cờ giải phóng), biên tập sách và in ấn. Còn chùa Kha Sơn hạ là nơi cất dấu các tài liệu đã in xong chờ chuyển về tỉnh và các nơi.
* Đình Kha Sơn thượng: Trong những năm từ 1942 - 1945 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, thường vụ Trung ương thường qua lại Kha Sơn để chỉ đạo phong trào và kiểm tra Hội của TW tại ATKII cuộc của địch vào tháng 10/1944 gây tổn thất lớn một số cán bộ xã và của trên bị bắt tra tấn tù đầy, một số cơ sở bị phá vỡ, một số tài liệu của Đảng rơi vào tay địch. Đảng bộ Kha Sơn đã rút ra bài học và có kinh nghiệm. Hơn lúc nào đình chùa là điểm linh thiêng và là nơi cán bộ thường qua lại để họạt động mà đình Kha Sơn thượng là nơi các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh thường xuyên qua lại.
* Đình Kha Sơn hạ:
Ngày 13/3/1945 cán bộ nhận được chỉ thị của TW, sáng 14/3/1945 lệnh khởi nghĩa truyền đến Kha Sơn hạ (Chùa Ca) sôi sục tràn ngập làng xóm. 9h ngày 14/3/1945 Kha Sơn thượng nhận lệnh khởi nghĩa; ngày 15/3/1945 làn sóng khởi nghĩa đến Mai Sơn. Cuộc kháng chiến thắng lợi là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ giành chính quyền của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 14/3/1945 tại đình Kha Sơn Hạ trở thành nơi thành lập chính quyền đầu tiên của xã Kha Sơn.
ngày đầu tiên khai trường,đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta quên được. cái ngày đã đánh dấu sự kiện mới chúng ta bước vào con đường học tập.năm nay tôi đã lên lớp 8 cũng khá quen với không khí học đường.nhưng nhìn vào chiếc cặp mà chú tôi tặng lần trước làm cho tôi xao xuyến bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của một cô bé mới chập chững bước vào cổng trường
ấy là ngày mà tôi không bao giờ quên.hôm ấy trời thu se se lạnh,mây bồng bềnh trôi,đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường sắp tới,một buổi học mới bắt bầu.tôi nao nao trong lòng tưởng tượng của một đứa bé ngây thơ sắp dự một sự kiện quan trọng.hôm đó ba tôi lại tôi đi trên chiếc xe đạp cứ ,ngồi trên xe tới một nửa muốn đi một nửa không muốn đi.nhưng sau một lúc gần đến cổng trường tôi thấy có rất nhiều người,có rất nhiều các anh chị lớp lớn đang trò chuyện rôm rả sau bao nhiêu ngày không gặp lại. co rat nhieu ban tho be cua toi cung hoc cùng toi ngay truoc,ai cung an mac gon gang sac se lam cho toi cam thay hom do that la vui va cũng that la quan trong doi voi cuoc doi cua toi, sau mot luc ngay khai truong bat daubanj nào bạn nấy lúc này mới khóc òa lên .bạn níu chân mẹ bạn thì khóc nức đòi về ,tôi lúc này mát cũng rơm rớm nước mắt như muốn khóc nhưng bà tôi đã vội dỗ dàng tôi và nới; con à hôm nay là một ngày quan trọng của cả cuộc đời con đó nếu hôm nay con khoc thi sau này con sẽ cảm thấy rất hối hận vì việc làm này.vì đi học là niềm vui, niềm hạnh phúc đối vs mỗi con người.hãy cam đảm nên con. một lúc sau từ phía tôi là cô giáo bước tới co mặc áo dài trông thật là đẹp cô dắt tay tôi vào lớp và lúc này tôi cũng cảm thấy vui lên hẳn và ko còn khóc nữa
đã vào lớp học tôi ngước mắt nhìn ra cửa sổ thấy bà tôi vẫn đứng đó bên cạnh đám người đông đúc đang cố gắng nhắc nhở con cái mik trước khi ra về. và bà tôi cũng nói vs tôi; còn cố gắng học ngoan và nghe lời thầy cô giáo chiều bà sẽ đốn con về nhà.bóng tối lại nghe thấy tiếng nói nhẹ nhàng ấm áp lòng người của cô giáo vang lên thì ra là cô đang tự giới thiệu về bản thân mik và lúc này tôi đã hết nuon va khoc chuan bi cho phan gioi thieu cua ban than truoc lop
Trong cuộc đời của một học sinh lớp 8 như tôi hoặc tất cả mọi người đều sẽ có một hoặc nhiều cảm xúc ,kỉ niệm và tuổi thơ giống nhau.Nhưng trong số đó có 1 kỉ niệm khó quên và đáng nhớ ,cùng 1 cảm xúc bồi hồi lo lắng kèm với bối rối.Kỉ niệm mà lần đầu ta bước ra ngoài đời mà ko có vong tay bố mẹ đó là kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Một buổi sáng lộng gió ,khi đang trên đường về nhà ,tôi bất chợt đi ngang qua 1 ngôi trường tiểu học và trùng hợp thay ngôi trường đó là ngôi trường mà lúc trước tôi đã học.Ngôi trường ngày hôm đó có cái gì đó khác lạ hơn mọi ngày vẫn thấy,thì ra hôm đó là ngày khai trường .Nhìn các em học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng, bỗng tôi cảm thấy một cái gì đó rao rực trong mình , như đưa về với dĩ vãng,về với kỉ niệm ko tài nào quên. Ôi !Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học ,kỉ niệm đã khắc sâu trong tâm trí của tôi.Rồi những kỉ niệm,một chuỗi hình ảnh của ngày ấy lần lượt hiện về trong tâm trí của tôi tạo thành 1 câu chuyện đẹp.
Ấy là cái ngày không dễ gì mà quên. Đó là một buổi sáng mùa thu đầu tháng 8 êm đềm, bầu trời cao trong xanh ,những đám mây trắng bồng bềnh kèm với ánh nắng vàng tươi,giòn giã.Thật nhẹ nhàng và ngọt ngào có lẽ vì thế mà tôi vẫn còn nhớ.Thực ra lúc đó tôi vẫn chưa thật sự quan tâm đến ngày khai trường ,mặc dù ba má đã chuẩn bị rất chu đáo .Ngày khai trường đến, cả ba và má sẽ là những người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học,tôi hết hỏi ba hỏi má trường là gì?ở đó có đáng sợ không ?Rồi một loạt cau hỏi của tôi hỏi ba má , ba má chỉ cười và nói:
-Rồi con sẽ biết thôi.
Ô kìa,một ngôi nhà khang trang và rộng lớn với nhiều gian phòng ,cây cối và những băng ghế …vừa mới tỉnh giấc sau 1 thời gian chờ tất cả mọi người trong trường đến .Cảm thấy mơ hồ về ngôi nhà ấy có phải là trường ko thì má tôi nhẹ nhàng và nói thật au yếm:
- Trường học của con đây rồi
Nghe xong tự dưng trong lòng mình thấy có cảm giác nao nao hơi sợ, kèm với một thứ cảm giác khó mà diễn tả .Sau cùng má dẫn tôi xem trường xem lớp và cả thầy cô bạn bè ,mà mai mốt sẽ ko còn gì mà xa lạ nữa.Lúc ấy tôi còn nhớ là mình lúc đó rất bình thản ,có lúc còn cười nữa. Ngược lại lúc sau, khi thấy một con bn chơi từ thời nhỏ khóc,và các bạn xung quanh ai nấy đều mếu máo và ôm mẹ mình ko buông.Rồi một tràng dài tiếng khóc,hầu như đâu đâu cx có tiếng khóc.Tự dưng cảm giác bình thản lúc nãy bỗng lạc phương nào mất rồi ,quay qua quay lại ko thấy má cảm giác sợ sệt càng lúc càng lan tràn khắp người .Dường như lúc đó tôi muốn khóc,nhưng cố nén lại.Từ trong ngực tôi như có một cục gì cứ dâng lên ,cố nuốt xuống mà nó vẫn trào lên nghẹn ngang giữa cổ .Ko nén xuống đc nữa ,đành để cho nó thoát bật ra thành tiếng nấc.Và tôi đã khóc.
Trong sự mờ mịt của dòng nước mắt ,tôi thấy một người phụ nữ mặc chiếc áo dài màu xanh lam ,mái tóc dài được búi rất gọn và đặc biệt hơn người phụ nữ ấy nhìn rất phúc hậu và hiền dịu y như mẹ .Tôi nhận biết được khi người ấy nhìn tôi và cười một cách trìu mến.Người phụ nữ đó đến gần tôi và nói :
-đừng khóc nữa con .
Ôi giọng nói ấm áp và ngọt dịu khiến cho những giọt nước mắt long lanh không còn chảy xuống nữa mà đọng trên má.Và tôi nghẹn ngào hỏi :
- Má …của con…đâu …rồi?
Rồi tự dưng má xuất hiện ôm trầm lấy tôi và dỗ dành bằng những câu nói ngọt ngào.Với những câu nói của má cùng với sự động viên khích lệ của người phụ nữ ,tôi ráo hẳn những giọt nước mắt còn đọng lại trên má lúc nãy.Tiếp theo má nói :
- Đây là cô giáo chủ nhiệm lớp con ,chào cô đi con
Lúc đầu , hơi sửng sốt và ngạc nhiên nhưng sau cùng tôi mừng rỡ nói :
-Con chào cô ạ
Nghe xong cô nở một nụ cười và cô lấy khăn lâu mặt tôi và nói :
-được rồi ta đi khai giảng nào
Sau buổi lễ khai giảng ,tiếng trống trường bắt đầu năm học vang lên do thầy hiệu trưởng đánh. Tôi đã nghe tiếng trống nhiều lần nhưng chưa lần nào nghe lại có cảm xúc như ngày hôm nay,thật rộn rực và có cái j trong lòng.Sau tiếng trống là tiếng hát của các anh chị lớp 4,5.Những tiếng hát thật hay và trầm bổng với câu hát “Ngày đầu tiên đi học …”.Và buổi lễ khai giảng kết thúc ,tôi bắt đầu với buổi học vỡ lòng của mình.
Nói chung trong cuộc đời mỗi con người ,kỉ niệm ngày đầu tiên đi học thật đẹp.Những giây phút “thưa cô,chào thầy”hay tiếng trống, những bài hát về ngày khai trường và buổi học đầu tiên như những hạt muối khiến cho cuộc đòi tôi thêm đậm đà, sâu sắc.
p/s: các bn đọc rồi thì góp ý thêm cho mik nha