Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin chào các bạn!
Mình là Email - một bức thư điện tử thông minh đến từ hành tinh Namek. Mình sống ở thế kỷ 31 và để đến được đây mình đã phải vượt qua một quãng đường rất dài, tất nhiên mình không thể tự mình đi được mà cần phải nhờ tới bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian thần kỳ Gocu.
Sẽ rất nhiều bạn ngạc nhiên vì tại sao một bức thư điện tử như mình lại có thể nói chuyện được đúng không? tất cả là nhờ mình đến từ thế kỉ 31 đấy.
Hôm nay, mình tới đây để thông báo đến các bạn rằng sắp có một căn bệnh thế kỉ hình thành, nó có sức công phá ghê gớm khiến cho cả loài người bị tuyệt chủng. Đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ con người đã nhìn ra chiến tranh chính là tác nhân khiến cho nhân loại diệt vong, ô nhiễm môi trường sẽ làm sản sinh các loại bệnh tật hiểm nghèo và chúng làm cho con người giảm tuổi thọ.
Lúc này, họ ký với nhau một bản hiệp ước, ấy là "nói không với vũ khí hủy diệt, không làm môi trường ô nhiễm" nước nào vi phạm thì người đứng đầu sẽ bị trừng phạt thích đáng. Vì thế, cả 8 hành tinh trong những thế kỷ tới sẽ đều sống phồn vinh và thịnh vượng.
Thế nhưng, sự phồn thịnh lại không mang đến nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn đứng lên làm bá chủ thế giới. Lúc này, họ bắt các nhà khoa học phải tạo ra một loại siêu virus, loại này có khả năng làm tê liệt đối phương, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến não bị tạm ngưng hoạt động mặc dù tim vẫn đập như thường.
Và rồi điều gì đến sẽ đến, sau 60 năm tiến hóa, sinh trưởng theo đúng quy trình cuối cùng loại virus này cũng phá vỡ màng bảo vệ của siêu kháng sinh đồng thời xâm chiếm lại những gì mà nó đã chế ngự trước đây. Điều tồi tệ hơn là công năng của nó tăng đáng kể khi có thể rút ngắn thời gian làm tê liệt con mồi, khả năng làm tê liệt con mồi chỉ trong 24h. Tốc độ lây lan của loại virus này sẽ tăng siêu nhanh khiến cho toàn bộ con người hay động vật nhiễm phải chỉ nằm thoi thóp chờ chết mà không thuốc nào chữa được.
Chính vì mối hiểm họa này mà Email tôi đã đích thân trở về từ thế kỷ 31 và báo trước cho các bạn. Để thay đổi lịch sử thảm khốc cũng như cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ lúc này hãy lan rộng thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến toàn bộ con người trên Trái Đất. Sở dĩ phải nhờ tới hỗ trợ của bạn bởi trong quá trình trở về đây tôi đã bị vô hiệu hóa chức năng tự gửi thông điệp ra toàn thế giới.
Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tự tạo ra dịch bệnh rồi bán vắc xin hay tạo ra bệnh mới rồi bán thuốc trị nhé, nó là sự độc ác khó lòng thứ tha. Thế giới ngoài kia còn rất nhiều căn bệnh chưa tìm ra thuốc chữa, vì thế đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Tuyệt đối đừng bao giờ nhé!
học tốt ~~~
Xin chào các bạn của thế kỷ 21
Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.
Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.
Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.
Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.
Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.
Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.
Chủ đề của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017 đầy đủ là: Hãy hình dung, nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, bạn sẽ cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 46 mà Infonet giới thiệu dưới đây tập trung vào chủ đề này với vấn đề được chọn là nạn đói nghèo. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo về cách thức hành văn, lựa chọn đề tài... Các em học sinh nên sáng tạo, vận dụng mọi kiến thức và kỹ năng để có được bài dự thi của chính mình. Các em có thể tham khảo thêm một số bài mẫu viết thư UPU lần thứ 46 năm 2017 sau để hiểu rõ hơn chủ đề, cách lên ý tưởng và lập dàn ý bài dự thi nhé!
*Tham khảo những bức thư UPU đạt giải quốc tế của Việt Nam
*Cách viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017: Nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký LHQ
*Bài mẫu viết thư Quốc tế UPU 46 năm 2017: Nếu bạn là cố vấn cho Tổng thư ký LHQ
Một bức ảnh của quỹ Trò nghèo vùng cao - Cơm có thịt. Nguồn ảnh: TNVC.vn
Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!
Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.
Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.
Thưa ngài Antonio Guterres,
Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.
Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.
Hiện nay trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày. Bên cạnh đó, hiện cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi; xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
Xóa đói giảm nghèo rõ ràng là mục tiêu bao trùm của SDGs bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường…
Thưa ngài,
Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam - đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.
Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.
Cuối năm 2011 - 1 nhà báo của Việt Nam - ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm "Cơm có thịt" đã ra đời!
Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản "Chương trình "CƠM CÓ THỊT" - Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!" Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng - xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.
Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia. Tôi cho rằng nếu chúng ta thực sự sâu sát, không ngần ngại sát cánh bên các dự án đang đạt hiệu quả cao hoặc sắp được triển khai mà xác suất thành công lớn ngay tại các địa phương thì kết quả chúng ta mong muốn cũng sẽ gần hơn.
Khó khăn của mỗi nơi thì chính nội tại sẽ là hiểu rõ nhất. Như ông Trần Đăng Tuấn vì đến tận nơi mà biết rõ lũ trẻ nghèo vùng cao cần nhất thịt và gạo để bữa cơm đủ no, đủ dinh dưỡng. Các nạn nhân đói nghèo ở Ấn Độ có thể cần hỗ trợ để có việc làm; các nạn nhân tại một số nước châu Phi có thể lại cần nước nhất. Một cách tiếp cận đa chiều và cần thật sâu sát, với những nghiên cứu và định hướng chiến lược nhằm tăng cường năng lực ở cấp địa phương, coi đây là những nhân tố chính trong các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của mỗi quốc gia là rất cần thiết.
Chúng ta cũng nên hỗ trợ Chính phủ các nước đo lường các kết quả đạt được; dùng những ảnh hưởng đặc biệt của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ những chương trình đang có tác động tốt tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người; nghiên cứu khả năng nhân rộng ở những khu vực phù hợp.
Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình, an lành hơn!
Chúc ngài sức khỏe
Mrs. Phạm
Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017
Vân Hà
Chắc vậy >_<
Đề bài: Kể về người mẹ của em (k cop mạng, cop mạng sẽ tick sai)
Mn giúp nha, mai mk làm bài ktra rồi
TL:
Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đó sẽ trở thành sự thật.
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào."
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Cảm ơn trời vì con có một người mẹ như mẹ. Con yêu mẹ rất nhiều!!!!"
~ tham khảo nha~
Ai ở đây cũng chép hết không rảnh ngồi nghĩ đâu nha
#hoctot
#phanhne
Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.
Mẹ là người vất vả. Ngoài việc cơ quan mẹ phải đảm đương gần hết các việc trong nhà. Hằng ngày, cứ đi làm về là mẹ lại tiếp tục làm các việc nhà. Tôi còn bé, giúp mẹ được rất ít. Mẹ nấu ăn rất ngon. Tôi không bao giờ bỏ bữa vì mẹ nấu ngon quá. Bố bận đi công tác luôn nên việc học hành của tôi cũng do mẹ kèm cặp. Mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của tôi, có bài nào không hiểu mẹ giảng giải lại cho tôi. Buổi tối, bao giờ mẹ cũng là người đi ngủ sau cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ vào xem tôi đã ngủ chưa, có tung chăn ra ngoài không?… Mẹ cũng là người bạn thân nhất của tôi. Mỗi khi băn khoăn điều gì, mẹ sẽ là người đầu tiên tôi tâm sự, chia sẻ. Mẹ luôn lắng nghe những điều tôi nói, chỉ bảo cho tôi cách vượt qua. Mẹ tôi thật tuyệt vời.
Tôi không thể kể hết công lao to lớn của mẹ. Câu ca dao "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể" cũng không nói hết được công lao của cha me, Mẹ đã yêu thương tôi bằng tình yêu vô bờ bến, mẹ đã dạy dỗ tôi bằng cả tấm lòng của người mẹ. Tôi chỉ muốn mãi mãi là đứa con bé bỏng của mẹ. "Mẹ yêu của con, con yêu mẹ nhiều lắm" – tôi luôn muốn nói với mẹ câu đó. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng với tình yêu của mẹ.
Bài làm 2
"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.
Tuy bài văn kể về mẹ ngắn nhất được viết ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhất định: sử dụng ca dao tục ngữ, liệt kê,... cho các em học sinh tham khảo.
Ngoài ra dưới đây, Đọc tài liệu có tổng hợp thêm những bài văn kể về mẹ lớp 6 hay nhất cho các em học sinh tham khảo thêm để đa dạng vốn từ ngữ, mở rộng tư duy quan sát, kể chuyện, từ đó các em sẽ làm ra những bài văn kể về mẹ của riêng mình thật ý nghĩa và hấp dẫn.
Mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện
Những bài văn kể về người mẹ của em lớp 6 hay nhất
Bài làm 1
Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đó sẽ trở thành sự thật.
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào."
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Cảm ơn trời vì con có một người mẹ như mẹ. Con yêu mẹ rất nhiều!!!!"
Bài làm 2
Kể vể người mẹ của em tần tảo nuôi con
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. Có những lúc tôi cũng nghĩ vậy, nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cảm giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào,… qua tất cả những gì của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mới cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to: “Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ”Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy được cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?…
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con… con tha thứ cho mẹ, nghe con”. Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi”. Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “Con yêu mẹ!” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mị chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. Mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con".
Con yêu mẹ với tình yêu ngây ngô nhất
Bài làm 3
Kể về mẹ của em suốt năm tháng ấu thơ
Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được Công đoàn của cơ quan mẹ cho đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi lên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn đầy hứng khởi và thú vị. Tối đến, lúc mọi người say sưa ngủ thì em lại thao thức nhớ mẹ - người mẹ hiền từ và yêu quý của em. Mỗi lần nhớ mẹ, em lại nhớ tới kỉ niệm về một cơn mưa...
Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ đã đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: "Con khoác áo mưa vào đi cho khỏi ướt !". Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: "Đừng lo con ạ ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khỏe hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao".
Mưa vẫn nặng hạt. Nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá chừng mà chẳng biết làm sao.
Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: "Mẹ cố ăn bát cơm cho khỏe !". Mẹ gượng cười: "Chắc không sao đâu con ! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi !". Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.
Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết làm thế nào đành sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Sau khi mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.
Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.
Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: "Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé ! Ngày mai, mẹ sẽ về với con". Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé...
Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: "Con gái mẹ giỏi quá !". Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu và đảm đang để giúp đỡ mẹ.
Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi ! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào... Lời hát đầy ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời, mẹ ạ !
Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.
Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...
. điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.
Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.
Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.
Mik nha
chúc hok tốt
Thư gửi những người lớn!
Giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự phát triển của đất nước.
Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết.
Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với việc học tập, trong khi có những em không thể hoàn thành bậc học mà phải nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học.
Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần 640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những lớp học dã chiến.
Thử hỏi, không có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những bước nhảy vọt.
Tôi rất mong, với những cảnh báo của mình, mỗi chúng ta có những hành động quyết liệt hơn để tất cả trẻ em trên thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển vượt bậc.
Thân ái và chào tạm biệt!
Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!
Ta là Antoni,
Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.
Là vị thần được thế giới loài người tôn vinh, ta thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh môi trường của chúng ta đang dần dần bị hủy hoại. Chính vì thế, ta đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.
Có thể thấy 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Có thể thấy 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.
Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.
Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.
Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.
Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.
Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…
Tôi còn thấy những năm qua trên đất nước Việt Nam, bên cạnh những đóng góp to lớn của nguồn tài nguyên biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì hiện chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng các hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy giảm một cách nhanh chóng, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường biển khá trầm trọng tại nhiều địa phương trong cả nước.
Rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều do chiến tranh và do khai thác củi than, sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm, gây nhiều tổn thất cho sản lượng nghề tôm cá. Hoạt động khai thác đánh bắt ồ ạt, dùng lưới mắt quá nhỏ, dùng mìn, thuốc độc, đặc biệt là mùa tôm cá sinh sản, làm cho nguồn hải sản giảm mạnh.
Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển ...
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển.
Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, tôi rất mong những nhà lãnh đạ của các quốc gia hãy chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển bên cạnh đó nâng cao ý thức của mọi người về việc cùng chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Trái Đất đầy tươi đẹp.
Thân ái và chào tạm biệt!
Xin chào các bạn của thế kỷ 21
Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.
Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.
Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.
Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.
Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.
Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.
Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.
Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?
Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...
Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.
Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.
Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.
Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.
Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.
WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.
Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.
Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.
Chào thân ái!
Ký tên: Demeter
Lúc này chắc hẳn nhiều bạn học sinh đang bắt tay vào làm bài dự thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 cho kịp thời hạn ngày 10/3. Nhưng chắc hẳn cũng vẫn còn nhiều bạn bối rối với đề bài năm nay: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào em muốn truyền tải tới người đọc"?
Theo thông tin chia sẻ trên trang Facebook Viết thư Quốc tế UPU - Việt Nam, phải có 4 yếu tố cơ bản để một bức thư đoạt giải, đó là: Đảm bảo cấu trúc bài thi như một bức thư, Tôn trọng tuyệt đối chủ đề, Thể hiện sự sáng tạo, và Khả năng hành văn, sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn (xem cụ thể hướng dẫn thể lệ ở đây).
Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018 là cuộc thi hàng năm do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức dành cho trẻ em. Mục tiêu của cuộc thi nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; đồng thời tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và cũng là giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong phát triển xã hội.
Nếu muốn lấy ý tưởng và cảm hứng từ rất nhiều các bài mẫu tham khảo trên mạng hiện nay thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý ra đề và hướng giải quyết đề bài đó để có cơ sở sáng tạo bài dự thi của riêng mình.
Trước khi lấy ý tưởng từ vô vàn các bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 trên mạng hiện nay thì trước hết các bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý ra đề và hướng giải quyết đề bài theo gợi ý của ban giám khảo. Nguồn ảnh minh họa: Facebook Viết thư Quốc tế UPU - Việt Nam.
Hướng giải đề bài viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 từ ban giám khảo
Dưới đây là gợi ý từ ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 được đăng trên Thiếu Niên Tiền Phong Online.
Thứ nhất, chủ đề năm nay chỉ đưa ra một giới hạn duy nhất: Em hãy tưởng tượng mình là một bức thư. Hãy đóng vai một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác.
Nhưng các em lưu ý nhé, đó phải là một bức thư du hành xuyên thời gian, có nghĩa là, bức thư ấy có thể đến từ quá khứ, ở ngay hiện tại hoặc đi tới tương lai. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh trên thế giới về đề tài du hành xuyên thời gian, thể hiện khát vọng của con người trong giấc mơ chinh phục vũ trụ.
Quen thuộc nhất với chúng ta là câu chuyện của Doraemon, chú mèo máy có cánh cửa thần kỳ xuyên không gian và thời gian. Bước qua cánh cửa ấy, thế giới của con người trở nên không giới hạn. Du hành xuyên thời gian, nghĩa là các em có thể chọn bất cứ thời điểm nào theo cái trục dọc vô tận của thời gian cho cuộc hành trình của mình.
Sẽ có bạn chọn chuyến du hành từ quá khứ đến hiện tại, hay từ hiện tại đến tương lai. Hoặc có bạn sẽ đi theo một chuỗi liên hoàn từ quá khứ đến tương lai. Điều đó tùy thuộc vào ý tưởng và cảm xúc của các em.
Tưởng tượng mình là một cánh thư mỏng manh nhưng để lá thư ấy có sức thuyết phục, có sức mạnh "vô đối", các em phải bồi đắp một cuộc hành trình đầy thú vị cho lá thư của mình nhé!
Thứ hai, phần quan trọng nhất của bức thư là lựa chọn một điều gì đó: một câu chuyện, một sự việc hiện tượng hay một vấn đề… để gửi đến những người đọc thư. Đó phải là những điều em trăn trở, em tâm đắc, em ước mơ hay em mong muốn làm cho tốt đẹp hơn.
Điều em trăn trở nhất là gì? Từ những vấn đề lớn lao của lịch sử, của nhân loại: môi trường tự nhiên, xã hội, cuộc sống con người trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hay những vấn đề gần gũi hơn trong cuộc sống của các em: quê hương đất nước, ngôi trường em đang học, bạn bè, thầy cô, gia đình…
Vì sao em quan tâm đến điều đó? Hãy lý giải thật rành mạch và hấp dẫn nhé! Những vấn đề lớn lao hay nhỏ bé, nhưng đều phải chứa đựng trong đó những bức thông điệp thật ý nghĩa, thật thấm thía và sâu sắc.
Và thứ ba, các em cần tạo ra một "lực hấp dẫn" cho lá thư của mình. Lực hấp dẫn ấy khiến người đọc thư cùng chia sẻ, trăn trở hay có thể là tranh luận, phản biện với điều em đưa ra. Nhưng cuối cùng, cả người viết và người đọc thư đều tìm ra được những điểm chung, hướng tới những suy nghĩ và hành động tích cực, nhân văn.
Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.
Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.
Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?
Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!
Ta là Apollo – thần của ánh sáng và tri thức!
Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.
Là vị thần của ánh sáng và tri thức, ta thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh những đứa trẻ không được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Thay vào đó, chúng phải lang thang khắp nơi để tìm kiếm cái ăn và rồi lại bắt đầu một cuộc đời đầy vất vả, khốn khổ và chìm đắm trong lầm than.
Chính vì thế, ta đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.
Có lẽ ai cũng biết, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.
Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.
Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.
Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.
Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.
Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.
Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì tri thức sẽ thống lĩnh tất cả, có tri thức tức là con người sẽ nắm trong tay chìa khóa của sự thành công, của văn minh nhân loại. Còn nếu không, cả thế giới của chúng ta sẽ rơi vào lầm than, khốn cùng, bệnh dịch, di cư, chiến tranh…
Ta mong rằng, với những cảnh báo trong lá thư này, mỗi người sẽ biết mình cần làm gì để nâng cao trình độ của bản thân, xây dựng một thế giới văn minh và phát triển và điều ta mong muốn hơn cả là dù với bất cứ lí do nào cũng phải cho trẻ em đến trường.
Thư cũng đã dài, ta còn rất nhiều việc phải giải quyết, ta mong rằng bằng hành động của mình mỗi con người ở thế giới hiện đại hãy góp phần thay đổi thế giới, vì một thế giới tri thức.
Vũ trụ năm 5.000!
Chào những con người ở thế kỷ 21!
Ta xin tự giới thiệu, ta là Chiago – đang sinh sống ở năm 5.000 của vũ trụ và ta đã nhờ cỗ máy thời gian đưa lá thư này đến với mọi người.
Là một người có thể nhìn xuyên thời gian từ quá khứ đến tương lai, ta rất đau lòng nếu thế giới này bị hủy diệt thực sự bởi chính hành động của con người. Vì thế, ta thấy mình có trách nhiệm viết lá thư này để cảnh báo cho con người bảo vệ mình và con cháu mình trong tương lai.
Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Mọi người có biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1
Môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đã khiến cho Trái Đất nóng lên, gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, làm cho Trái Đất mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico.
Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng Trái Đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc có cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương.
Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Ta được biết, ở đất nước Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết: Liên tiếp những ngày đầu năm 2017, sông Bưởi (thuộc địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình) đã xảy ra hiện tượng cá chết nổi lên mặt nước, trôi dạt vào bờ làm nguồn nước sông bị ô nhiễm, gây lo lắng cho nhiều hộ dân sinh sống hai bên bờ sông.
Đó là chưa kể, sự cố môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) xảy ra từ đầu tháng 4/2016.
Tại khu vực Hồ Tây, đoạn đường Thanh Niên, người dân phát hiện một lượng lớn cá chết, nổi trắng mặt hồ. Xác của hàng ngàn con cá, động vật thủy sinh nổi dập dềnh trên mặt nước, mang theo mùi hôi tanh rất khó chịu.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng đã kéo theo hàng loạt những người mắc bệnh ung thư, sự xuất hiện của các làng ung thư ngày càng nhiều. Đó chính là những tác động lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu chính là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Ta rất hi vọng, mỗi con người chúng ta, bằng hành động của mình hãy ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu không chỉ ở đất nước tôi mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới vì một thế giới tràn ngập sắc xanh.
Thân chào!